Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2012 về kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 18/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2012
Ngày có hiệu lực 29/03/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 29 tháng 3 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; căn cứ Văn bản số 207/BNV-CCHC ngày 11/01/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị ở địa phương để không còn sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được phân định hợp lý.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương được xây dựng và ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi.

3. Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, đơn giản.

4. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai 100% vào năm 2013 tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60%.

5. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công từng bước được nâng cao, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 60%.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. 100% các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng được cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; trên 95% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trên 50% có trình độ cao đẳng, đại học; 100% cán bộ, công chức tham mưu, nghiên cứu tổng hợp của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trong đó 07% có trình độ trên đại học.

7. Phấn đấu trên 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên mạng điện tử; 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kết nối với mạng diện rộng (WAN) của tỉnh; cổng thông tin điện tử của tỉnh được vận hành với đầy đủ thông tin về pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, các thông tin chỉ đạo điều hành của tỉnh, thông tin hoạt động của các cơ quan, đơn vị; đến năm 2015, thực hiện xây dựng, triển khai được các dịch vụ công tối thiểu ở mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Cải cách thể chế

1.1. Các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở tập trung kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật; kịp thời thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ những văn bản có nội dung trái pháp luật, không còn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ và khả thi của văn bản được ban hành.

1.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

1.4. Xây dựng, hoàn thiện các quy định của địa phương về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng; đảm bảo quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Cải cách thủ tục hành chính

2.1. Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, rà soát sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của các thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

2.2. Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng nhanh, bền vững; trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; thuế; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học và công nghệ và một số lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong từng giai đoạn.

2.3. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, tập trung tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp huyện; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp.

2.5. Tăng cường đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

3.1. Rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở đó, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho các tổ chức xã hội, các tổ chức khác đảm nhận theo quy định của Nhà nước.

3.2. Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn theo quy định của Chính phủ; hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm sự quản lý thống nhất từ tỉnh đến cơ sở trên tất cả các lĩnh vực; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành.

3.3. Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; phấn đấu đến năm 2015, sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính đạt mức trên 60%.

3.4. Rà soát và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ