Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu | 05/2010/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/02/2010 |
Ngày có hiệu lực | 08/03/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Đỗ Văn Chiến |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 26 tháng 02 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Thực hiện Quy định số 07-QĐ/TU ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về phân cấp quản lý cán bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 326/TTr-SNV ngày 26/12/2009
về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2007/QĐ-UBND ngày 03/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Kèm theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Hội và tổ chức phi chính phủ có giao biên chế hoặc được bố trí cán bộ chuyên trách (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Đảm bảo đúng quy định của pháp luật; sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Các nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức không quy định tại Quy định này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Nội dung phân cấp quản lý
1. Tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp nhận cho từ chức, cho thôi việc.
2. Đánh giá, phân loại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
3. Đình chỉ công tác, kỷ luật.
4. Thực hiện chế độ chính sách.
5. Kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 26 tháng 02 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Thực hiện Quy định số 07-QĐ/TU ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về phân cấp quản lý cán bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 326/TTr-SNV ngày 26/12/2009
về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 09/2007/QĐ-UBND ngày 03/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Kèm theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Hội và tổ chức phi chính phủ có giao biên chế hoặc được bố trí cán bộ chuyên trách (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Đảm bảo đúng quy định của pháp luật; sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Các nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức không quy định tại Quy định này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Nội dung phân cấp quản lý
1. Tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp nhận cho từ chức, cho thôi việc.
2. Đánh giá, phân loại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
3. Đình chỉ công tác, kỷ luật.
4. Thực hiện chế độ chính sách.
5. Kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 4. Danh mục cán bộ, công chức, viên chức phân cấp quản lý
1. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Hiệu trưởng các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc bệnh viện tuyến tỉnh; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; Phó hiệu trưởng các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh.
4. Chi cục trưởng, Trưởng ban thuộc Sở; Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm;
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Ban, Ngành;
6. Phó Chi cục trưởng, Phó trưởng ban; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, Ban, Ngành.
7. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã.
8. Trưởng hội, tổ chức phi chính phủ có giao biên chế hoặc được bố trí cán bộ chuyên trách, phạm vi hoạt động trong tỉnh.
9. Phó hội, tổ chức phi chính phủ có giao biên chế hoặc được bố trí cán bộ chuyên trách, phạm vi hoạt động trong tỉnh.
10. Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II.
11. Công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
12. Công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương.
13. Công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương.
14. Công chức giữ ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
15. Viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên chính.
16. Viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên.
17. Viên chức giữ ngạch tương đương cán sự và ngạch nhân viên.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thực hiện công tác cán bộ sau khi có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, tiếp nhận, cho từ chức, đình chỉ công tác, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc đối với chức danh quy định tại khoản 1, 2, 3, 11, Điều 4 Quy định này và các chức danh khác theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
b) Giới thiệu nhân sự để bầu chức danh hoặc bãi nhiệm chức danh quy định tại khoản 8, Điều 4 Quy định này.
c) Cho ý kiến điều động, thuyên chuyển đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, Điều 4 Quy định này;
2. Quyết định về công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, tiếp nhận, cho từ chức, đình chỉ công tác, nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật đối với các chức danh quy định tại khoản 4, Điều 4 Quy định này; nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật đối với chức danh quy định tại khoản 8, 9, Điều 4 Quy định này; bổ nhiệm các chức danh khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức; nâng lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với các chức danh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9, Điều 4 Quy định này;
c) Phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
d) Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, công tác ở nước ngoài, ra nước ngoài về việc riêng;
e) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo tiến sĩ;
g) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp; phê duyệt danh sách cán bộ, công chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính;
h) Cử công chức, viên chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; xét nâng ngạch công chức;
i) Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức; tổ chức tuyển dụng công chức hành chính.
3. Giới thiệu nhân sự để bầu chức danh hoặc bãi nhiệm chức danh quy định tại khoản 9, Điều 4 Quy định này.
4. Nhận xét, đánh giá, phân loại đối với các chức danh quy định tại khoản 1, 2, 8, 9, 11, Điều 4 Quy định này.
5. Cho ý kiến về việc:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, chấp nhận cho từ chức, thôi việc đối với chức danh quy định tại khoản 5, Điều 4 Quy định này.
b) Điều động ra ngoài tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, 12, Điều 4 Quy định này;
c) Điều động giữa các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, Điều 4 Quy định này;
d) Tiếp nhận công chức, viên chức từ ngoài tỉnh vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước (trừ đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động);
đ) Điều động, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức từ các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan của lực lượng vũ trang, Uỷ ban nhân dân cấp xã vào các cơ quan hành chính nhà nước.
e) Kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với các chức danh quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này; kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với các chức danh quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
g) Các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.
1. Thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các nội dung về công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hoặc cho ý kiến.
2. Thẩm định danh sách cán bộ, công chức được cử đi đào tạo chuyên môn; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên trở xuống, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch được Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt.
3. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện các quy định về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
4. Quản lý sơ yếu lý lịch (Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ); số hiệu công chức, viên chức; quản lý và phát hành hồ sơ dự tuyển và mẫu biểu sử dụng trong các kỳ thi tuyển công chức, viên chức.
Điều 7. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các nội dung về công tác cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hoặc cho ý kiến.
2. Quyết định sau khi có ý bến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, chấp nhận cho từ chức, thôi việc đối với chức danh quy định tại khoản 5, Điều 4 Quy định này.
b) Điều động ra ngoài tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, 12, Điều 4 Quy định này; điều động giữa các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, Điều 4 Quy định này;
c) Tiếp nhận công chức, viên chức từ ngoài tỉnh;
d) Điều động, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức từ các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan của lực lượng vũ trang, Uỷ ban nhân dân cấp xã vào các cơ quan hành chính nhà nước.
đ) Kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với các chức danh quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này; kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với các chức danh quy định tại khoản 4, 5, 6, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
3. Quyết định về công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp nhận cho từ chức, nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh quy định tại khoản 6, Điều 4 Quy định này;
b) Điều động ra ngoài tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 6, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này; điều động, tiếp nhận giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 6, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Điều 4 Quy định này;
c) Nhận xét, đánh giá, phân loại; nâng lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; nghỉ hưu; đình chỉ công tác; kỷ luật (trừ hình thức cách chức, buộc thôi việc) đối với các chức danh quy định tại khoản 5, Điều 4 Quy định này;
d) Nhận xét, đánh giá, phân loại; nâng lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; đình chỉ công tác; kỷ luật (trừ hình thức buộc thôi việc) đối với các chức danh quy định tại khoản 6, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
đ) Bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi có kết quả thi, xét nâng ngạch của cấp có thẩm quyền; chuyển ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; chuyển loại viên chức từ loại A1 trở xuống (trừ các chức danh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều 4 Quy định này và ngạch thanh tra viên);
e) Quy hoạch cán bộ các chức danh quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, Điều 4 Quy định này;
g) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng (trừ đào tạo tiến sĩ).
h) Tuyển dụng viên chức các chức danh quy định tại khoản 16, 17, Điều 4 Quy định này theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh nhận xét, đánh giá, phân loại đối với các chức danh quy định tại khoản 1, 2, 11, Điều 4 Quy định này; nhận xét, đánh giá, phân loại đối với các chức danh quy định tại khoản 3, 4, Điều 4 Quy định này.
5. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định.
Điều 8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các nội dung về công tác cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hoặc cho ý kiến.
2. Quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Điều động ra ngoài tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, 12 Điều 4 Quy định này; điều động đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 10, Điều 4 Quy định này;
b) Tiếp nhận công chức, viên chức từ ngoài tỉnh;
c) Điều động, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức từ các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan của lực lượng vũ trang, Uỷ ban nhân dân cấp xã vào các cơ quan hành chính nhà nước.
d) Kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với các chức danh quy định tại khoản 7, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này.
3. Quyết định về công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp nhận cho từ chức, nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh quy định tại khoản 7, Điều 4 Quy định này;
b) Điều động ra ngoài tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 7, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này; điều động, tiếp nhận giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đối với công chức, viên chức quy định tại khoản 7, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
c) Nhận xét, đánh giá; phân loại; nâng lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; đình chỉ công tác; kỷ luật (trừ hình thức buộc thôi việc) đối với các chức danh quy định tại khoản 7, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
d) Bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi có kết quả thi, xét nâng ngạch của cấp có thẩm quyền; chuyển ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; chuyển loại viên chức từ loại A1 trở xuống (trừ các chức danh quy định tại khoản 1, Điều 4 Quy định này và ngạch thanh tra viên).
đ) Quy hoạch cán bộ các chức danh quy định tại khoản 1, Điều 4 Quy định này;
e) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng (trừ đào tạo tiến sĩ);
g) Tuyển dụng viên chức các chức danh quy định tại khoản 16, 17 Điều 4 Quy định này theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh nhận xét, đánh giá, phân loại đối với các chức danh quy định tại khoản 1, 11, Điều 4 Quy định này.
5. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định.
Điều 9. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh cấp trưởng, cấp phó của các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức trong nội bộ Chi cục Kiểm lâm. Thực hiện việc quản lý cán bộ theo phân công, phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 10. Người đứng đầu bệnh viện tuyến tỉnh
1. Điều động ra ngoài tỉnh; điều động, tiếp nhận giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; tuyển dụng theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; bổ nhiệm ngạch, nâng lương, phụ cấp thâm niên vượt khung; nghỉ hưu, thôi việc; đình chỉ công tác, kỷ luật (trừ hình thức buộc thôi việc) đối với viên chức quy định tại khảon 17, Điều 4 Quy định này.
2. Tiếp nhận viên chức từ ngoài tỉnh đối với các chức danh quy định tại khoản 17, Điều 4 Quy định này sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 11. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các nội dung về công tác cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hoặc cho ý kiến.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động trực thuộc Sở báo cáo Giám đốc Sở để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các nội dung về công tác cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hoặc cho ý kiến.
3. Quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Điều động đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh; tiếp nhận đối với các chức danh quy định tại khoản 10, Điều 4 Quy định này;
b) Kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với viên chức quy định tại khoản 15, 16, 17 Điều 4 Quy định này.
3. Quyết định nâng lương, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; hưu trí, thôi việc; điều động đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh; tiếp nhận; luân chuyển, biệt phái; bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp nhận cho từ chức; đình chỉ công tác; kỷ luật (trừ hình thức buộc thôi việc) đối với:
a) Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương trực thuộc; viên chức quy định tại khoản 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đơn vị trực thuộc được phép thành lập;
c) Cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc do cấp trên thành lập.
4. Tuyển dụng viên chức quy định tại khoản 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này.
5. Bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương đối với viên chức sau khi có kết quả thi, xét nâng ngạch của cấp có thẩm quyền; chuyển ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính trở xuống, chuyển loại viên chức loại A1 trở xuống (trừ chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên).
6. Quy hoạch các chức danh: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của đơn vị.
7. Nhận xét, đánh giá; cử đi đào tạo, bồi dưỡng (trừ đào tạo tiến sĩ) đối với các chức danh cán bộ, viên chức quy định tại khoản 15, 16, 17, Điều 4 Quy định này.
8. Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức của đơn vị theo quy định.
1. Giám đốc Sở Nội vụ: Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Quy định này; khi phát hiện quyết định của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng thẩm quyền hoặc trái quy định của Nhà nước, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị đó bãi bỏ quyết định; trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không bãi bỏ quyết định đã ban hành, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xử lý theo quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, người đứng đầu tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng các Hội cấp tỉnh có giao biên chế hoặc được bố trí cán bộ chuyên trách; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: Tổ chức thực hiện và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm Quy định này.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý gửi Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo đúng quy định.
2. Các quyết định về công tác cán bộ, công chức, viên chức phải gửi về Sở Nội vụ để theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Người có trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ về quản lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh bằng văn bản về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.