ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 664/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 18 tháng 3 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM
2014
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 06
tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương
trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết
Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục
hành chính tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 20 tháng
12 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh
năm 2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 177/TTr-SNV ngày 11 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Kiểm tra công tác
cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2014.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, tổ chức kiểm tra, theo dõi,
đôn đốc và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện công tác kiểm
tra cải cách hành chính năm 2014 trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ
ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quốc Dũng
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kiểm tra để giám sát, đánh giá chất lượng và
tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, địa
phương. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kịp thời nắm tình hình và hướng dẫn các cơ
quan, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Nâng cao và tạo chuyển biến về ý thức chấp
hành kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai
thực hiện công tác cải cách hành chính.
- Thông qua kiểm tra để phát hiện nhân rộng các
nhân tố, điển hình làm tốt công tác cải cách hành chính; chỉ rõ những khuyết điểm,
hạn chế để xử lý theo quy định của pháp luật và tìm ra giải pháp để khắc phục.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cử cán bộ,
công chức có chức trách, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ để phối hợp và cung cấp
các thông tin, hồ sơ, biểu mẫu theo yêu cầu, tạo điều kiện để các Đoàn Kiểm tra
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra phải đúng trọng tâm, trọng điểm, tuân
thủ quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, khách quan, không gây trở ngại
đến các hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
- Qua kiểm tra phải rút ra được những vấn đề cần
quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính trong thời gian
tới. Đồng thời kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp liên quan để nâng cao chất
lượng cải cách hành chính của tỉnh
- Biên bản của các cuộc kiểm tra phải được lập đầy
đủ và lưu trữ theo đúng quy định. Tùy tính chất vụ việc và thẩm quyền của cơ
quan được kiểm tra, các kiến nghị của các Đoàn kiểm tra phải được thực hiện
nghiêm túc và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM
TRA
1. Kiểm tra định kỳ công
tác cải cách hành chính
a. Nội dung kiểm tra:
- Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai công
tác cải cách hành chính năm;
- Công tác cải cách thủ tục hành chính;
- Công tác ban hành (hoặc tham mưu), rà soát,
triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật;
- Cải cách tổ chức bộ máy và thực hiện phân cấp;
- Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức;
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách chế
độ công vụ, công chức tại các cơ quan, địa phương;
- Thực hiện cải cách tài chính công;
- Hiện đại hóa nền hành chính.
b. Hình thức kiểm tra:
- Tự kiểm tra: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
chủ động xây dựng kế hoạch và tiến hành tự kiểm tra tại đơn vị và các đơn vị trực
thuộc.
- Thành lập Đoàn kiểm tra của tỉnh: Sở Nội vụ chủ
trì, phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan thành lập Đoàn Kiểm tra để tiến
hành kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị.
c. Thời gian và đối tượng kiểm tra:
Thời gian
|
Đối tượng kiểm
tra
|
Quý II/2014
|
Cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh: Công an
tỉnh (kiểm tra một số đơn vị trực thuộc và làm việc với lãnh đạo Công an tỉnh)
|
Quý III/2014
|
Các huyện: Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh (kiểm
tra và làm việc với UBND huyện, kiểm tra một số đơn vị cấp xã trực thuộc)
|
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi
trường, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Lao động - TB và XH
|
Quý IV/2014
|
Cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh: Cục Thuế,
Cục Hải quan (Kiểm tra một số đơn vị trực thuộc và làm việc với lãnh đạo đơn
vị)
|
2. Kiểm tra chuyên đề về
công tác giải quyết thủ tục hành chính
a. Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại các cơ quan, đơn vị; việc rà soát, thực hiện các phương án đơn
giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả lĩnh vực, nhất là thủ tục hành chính
liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
b. Hình thức kiểm tra:
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có
liên quan tiến hành kiểm tra và làm việc trực tiếp với đơn vị được kiểm tra hoặc
kết hợp với công tác kiểm tra định kỳ để tiến hành kiểm tra theo nội dung
chuyên đề được xây dựng.
c. Thời gian và đối tượng kiểm tra:
Thời gian
|
Đối tượng kiểm
tra
|
Quý II/2014
|
Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại
Công an thành phố Quy Nhơn, Công an huyện Hoài Nhơn và một số phòng thuộc
Công an tỉnh
|
Quý III/2014
|
Kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành
chính trên lĩnh vực đất đai tại huyện Phù Cát và thành phố Quy Nhơn
|
Kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành
chính tại Sở Y tế ; kiểm tra thủ tục khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế
công lập
|
Quý IV/2014
|
Kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành
chính tại Cục Thuế, Cục Hải quan
|
Ngoài ra, giao Sở Nội vụ căn cứ vào tình hình thực
tế và nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính tiến hành tái kiểm
tra, kiểm tra bổ sung các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được kiểm tra về công
tác cải cách thủ tục hành chính trong năm 2014.
3. Kiểm tra đột xuất
a. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế làm
việc của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị, địa phương
trên địa bàn tỉnh, cụ thể: việc chấp hành giờ giấc làm việc; bài trí phòng làm
việc; đeo thẻ công chức, viên chức; tác phong, trang phục nơi công sở; thái độ
giao tiếp, ứng xử với tổ chức, công dân…
- Kiểm tra khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cán bộ,
công chức, viên chức có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư tố cáo, phản ánh về việc
vi phạm nội quy, quy chế cơ quan, vi phạm giờ giấc làm việc, có hành vi gây phiền
hà, sách nhiễu trái quy định của pháp luật.
b. Hình thức kiểm tra:
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đột xuất, nếu
phát hiện cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có vi phạm nội
quy, quy chế cơ quan, vi phạm về nội quy, quy chế làm việc, Đoàn kiểm tra lập
biên bản và gửi thông báo về cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý cán bộ, công
chức, viên chức có vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Kết thúc
đợt kiểm tra, tổ chức họp Đoàn kiểm tra nhằm đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện
và báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, đồng thời đề xuất, kiến nghị hướng xử lý các
vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, đơn vị, địa phương có
người vi phạm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp
huyện có trách nhiệm:
a. Căn cứ vào Kế hoạch này, chỉ đạo việc xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện tự kiểm tra và báo cáo định kỳ về Sở Nội vụ trước
ngày 15/6 và 15/12 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b. Trong năm 2014, tự tổ chức ít nhất 02 đợt kiểm
tra công tác cải cách hành chính tại đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc. Tổ
chức kiểm tra công tác cải cách hành chính từ 60% trở lên đối với các cơ quan,
đơn vị trực thuộc.
c. Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra
có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn Kiểm
tra.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan có
trách nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn Kiểm tra; hỗ trợ và phối hợp với
cơ quan chủ trì thực hiện tốt Kế hoạch này.
3. Giao Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thành lập
các Đoàn kiểm tra của tỉnh; chỉ đạo xây dựng, hướng dẫn Đề cương báo cáo và
thông báo thời gian kiểm tra cụ thể đến các cơ quan, đơn vị được kiểm tra (định
kỳ, theo chuyên đề) và thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tỉnh biết để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng
mắc, các sở, ban, ngành, địa phương phản ánh trực tiếp về Sở Nội vụ để tổng hợp
trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quốc Dũng
|