Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 179/KH-UBND
Ngày ban hành 30/09/2021
Ngày có hiệu lực 30/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Đức Chín
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 30 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, HỘ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng; đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội; là mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị và là một trong những lực lượng nòng cốt trong việc tạo ra của cải, vật chất xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động hết sức tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động; đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, đồng hành cùng các cấp, các ngành trong phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ người dân, cộng đồng, tổ chức cứu trợ, vận chuyển và thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội vì cộng đồng đóng góp chung vào nguồn thu ngân sách của tỉnh; giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động của địa phương; tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp vào GRDP của tỉnh năm 2020 là 25,17 (%), tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp vào vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 là 53,38 (%), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nên đội ngũ doanh nhân mới ngày càng năng động và kinh doanh có hiệu quả.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đồng thời Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong những tháng gn đây, tình hình dịch Covid-19 trong nước din biến hết sức phức tạp do biến chủng mới của vi-rút có tc độ lây lan rt nhanh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vn đã bị ảnh hưởng nặng nvà đang trong điều kiện rất khó khăn; các nguồn lực dự trữ đang cạn dn trong khi thị trường trong nước, quốc tế suy giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm; sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp tục suy giảm.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

b) Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến hết năm 2021 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể sau:

a) Lũy kế ít nhất 3.000 lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh.

b) Phấn đấu trên 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động (hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 18,65%; phấn đấu số hợp tác xã hoạt động trở lại đến cuối năm là 236 HTX, chiếm khoảng 52% số HTX tạm ngừng hoạt động).

c) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động,... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch

a) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị: thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phòng, chng dịch bệnh Covid-19; ưu tiên tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm sàng lọc; thực hiện thu dung điều trị Covid-19 và hướng dẫn các biện pháp cách ly tập trung (nếu có trường hợp mắc Covid-19).

b) Sở Công Thương:

- Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức lại phương án sản xuất theo phương châm “an toàn mới sản xuất, sản xuất thì phải an toàn”, từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

- Thường xuyên rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết theo quy định.

- Thực hiện tốt vai trò của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/KG, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết để ứng phó dịch bệnh Covid-19 và gia súc, gia cầm.

c) Sở Du lịch: tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 và khôi phục dần các hoạt động kinh doanh trong tình hình bình thường mới nhằm duy trì ổn định kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

d) Sở Giao thông Vận tải:

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc phân bổ hợp lý nguồn vắc xin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, cảng biển; người làm việc tại các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương; ưu tiên tiêm vắc xin đủ liều cho người lao động làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải.

[...]