ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
93/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 10 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, HỘ KINH DOANH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI NĂM 2022-2023
Trên cơ sở Nghị quyết số 43/2022/QH15
ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày
09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong
bối cảnh dịch Covid-19; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình
và tình hình thực tế tại địa phương; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng và ban
hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới năm
2022-2023, gồm các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC
TIÊU
1. Quan điểm
- Bám sát chủ trương, định hướng của
Đảng, quán triệt phương châm "An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an
toàn". Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân ủng hộ quan điểm,
chủ trương của tỉnh, nỗ lực thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch mà
tỉnh đang áp dụng.
- Khẩn trương triển khai nhanh, kịp thời
và hiệu quả các chính sách của Trung ương. Khẩn trương xây dựng các chính sách
mới của Tỉnh, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, kịp thời, hiệu quả, có khả năng hấp
thụ nhanh, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá, tạo động lực tăng trưởng
mới, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong trung và
dài hạn.
2. Mục tiêu
- Phục hồi, phát triển nhanh sản xuất
kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh gắn với việc triển khai
có hiệu quả các chính hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tạo điều
kiện trợ giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới một cách tích cực và hiệu quả.
- Khơi thông nguồn lực đầu tư thông
qua các biện pháp cải thiện quyết liệt môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ
các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, giải tỏa đền
bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai dự án.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm sau:
1. Thực hiện kịp thời
và có hiệu quả các chính sách đã có của Trung ương và của Tỉnh nhằm tháo gỡ khó
khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
a) Chính sách của Trung ương
- Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia
tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức
thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ
sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn,
sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản
phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) thông qua
hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi;
cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê
và thuê mua.
- Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước
của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang
được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm phải
ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Tranh thủ nguồn TW bổ sung thêm
kinh phí cho ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh để cho vay giải quyết việc làm.
b) Chính sách của Tỉnh
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của HĐND tỉnh (hỗ trợ
mặt bằng trong các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ đăng ký bán hàng trên các Trang thương mại điện tử quốc tế; hỗ
trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp).
- Chính sách hỗ trợ đối với doanh
nghiệp thành lập mới theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của
HĐND tỉnh (hỗ trợ chữ ký số công cộng; hỗ trợ hóa đơn điện tử; hỗ trợ lãi vay).
- Chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp theo Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 23/01/2020 của HĐND tỉnh
(hỗ trợ văn phòng làm việc, hỗ trợ nguồn nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,
hỗ trợ marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thông tin công nghệ, sáng chế,...).
- Chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến
công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ theo Nghị quyết
số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh (hỗ trợ Công nghệ tạo sản phẩm
mới, sản phẩm công nghệ cao; tiếp nhận công nghệ tiên tiến; các phương pháp gia
công mới, tiên tiến; công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên
phát triển; nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ; thiết kế, chế tạo thiết bị
công nghệ mới thay thế thiết bị nhập ngoại; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm phù hợp
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; truy xuất nguồn gốc, mã số
mã vạch).
- Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
cộng đồng theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 09/7/2019 của HĐND tỉnh (hỗ
trợ giảm phí tham quan di tích; triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Huế -
Kinh đô ẩm thực; phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế).
- Chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
trong và ngoài hàng rào; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ
phát triển thị trường).
- Chính sách hỗ trợ các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022
của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2025.
- Chính sách hỗ trợ các cơ sở công
nghiệp nông thôn theo Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế về quản lý
và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công; Quyết định số
39/2020/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về sửa đổi,
bổ sung một số điều Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh cá thể theo Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 20/7/2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện
Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Khẩn trương
xây dựng các chính sách mới của Tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch
bệnh Covid-19.
Việc xây dựng mới các chính sách hỗ
trợ của tỉnh đảm bảo nguyên tắc: Ngân sách tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp có trọng
tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước. Chính sách hỗ trợ bảo đảm hiệu
quả, công bằng, công khai, minh bạch. Việc hỗ trợ sẽ dừng lại khi hết nguồn lực
hỗ trợ đã được bố trí theo kế hoạch. Cụ thể các chính sách sau:
a) Chính sách hỗ trợ lãi suất
- Mục tiêu hỗ trợ: Trên cơ sở hạ lãi
suất tốt nhất có thể cho vay được, thì khi đó doanh nghiệp mới phát triển được
sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động, góp phần tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp, người dân.
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ thêm
lãi suất (2%/năm) thông qua hệ thống các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa
bàn tỉnh cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng đã được áp dụng chính sách của TW
về hỗ trợ 2% lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả
năng trả nợ, có khả năng phục hồi (áp dụng đối với các khoản vay thuộc lĩnh vực:
Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại
lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng
bá và tổ chức tour du lịch; trừ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước).
- Kinh phí hỗ trợ: 20 tỷ đồng
- Thời gian hỗ trợ: 2022-2023.
- Định mức hỗ trợ: Tối đa 200 triệu đồng/doanh
nghiệp/năm (mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ lãi suất cho 01 hợp đồng vay).
b) Chính sách cho vay giải quyết việc làm, đầu tư trang thiết bị
- Mục tiêu hỗ trợ: Hỗ trợ cho vay trả
lương ngừng việc cho người lao động, giải quyết việc làm mới; bổ sung một số mục
tiêu cho vay ngoài những nội dung quy định của TW như: đầu tư sửa chữa, thay thế
trang thiết bị phục vụ hoạt động trở lại. Đây là những nội dung vay rất thiết
thực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ
kinh doanh.
- Nội dung chính sách: Bổ sung thêm
kinh phí cho ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm,
cho vay đầu tư trang thiết bị phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, ban
hành quy định hỗ trợ theo hướng mở rộng đối tượng, mục tiêu ngoài những quy định
của TW như hỗ trợ lãi suất, cho vay đầu tư,...
Nguồn bổ sung cho ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh và huyện phục vụ cho vay theo 03 nội dung chính:
(i) Cho vay giải quyết việc làm theo
quy định của ngân hàng chính sách xã hội TW.
+ Thời gian áp dụng: Từ 2022.
(ii) Cho vay đầu tư trang thiết bị phục
hồi sản xuất, kinh doanh theo quy định được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
+ Thời gian áp dụng: 2022-2023.
(iii) Hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với
các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm.
+ Thời gian hỗ trợ: 2022-2023 (áp dụng
với các khoản vay được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn
2022-2023)
+ Định mức hỗ trợ: Tối đa 50 triệu đồng/doanh
nghiệp hoặc người lao động/năm (mỗi doanh nghiệp, người lao động chỉ được hỗ trợ
lãi suất cho 01 hợp đồng vay).
- Kinh phí bổ sung: 100 tỷ đồng.
c) Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản
xuất, kinh doanh
- Mục tiêu hỗ trợ: Giảm giá trị nộp
tiền thuê đất nhằm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch
Covid-19 (tập trung những khách sạn, nhà hàng có vị trí đất ở khu vực đắt địa
có giá thuê đất cao hoặc những khu nghỉ dưỡng có diện tích đất thuê khá lớn),
góp phần giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sớm hoạt động bình thường trở lại.
- Nội dung chính sách: Điều chỉnh tỷ
lệ % tính đơn giá thuê đất nhằm tạo điều kiện giảm giá trị
nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 (gồm: khách sạn,
nhà hàng, khu nghỉ dưỡng).
- Thời gian áp dụng: 2022-2023.
d) Chính sách hỗ trợ kích cầu ngành du lịch
- Mục tiêu hỗ trợ: Hỗ trợ doanh nghiệp
dịch vụ du lịch giải quyết một số khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra; đồng
thời, tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch đến Huế,
góp phần phục hồi và phát triển ngành du lịch vốn là thế mạnh của tỉnh.
- Nội dung chính sách:
(i) Miễn vé tham quan các điểm di
tích lịch sử văn hóa Huế năm 2022, giảm 50% giá vé tham quan năm 2023
- Thời gian áp dụng: 2022-2023.
(ii) Kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch
MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn Charter:
* Áp dụng năm 2023:
+ Giảm thêm 10% phí tham quan trên mức
đã giảm 50% năm 2023;
* Áp dụng từ năm 2022:
+ Miễn phí sử dụng các địa điểm như:
công viên, quảng trường, bãi biển, các khu vực di tích... cho đơn vị tổ chức sự
kiện;
+ Tổ chức đón tiếp khi đến Huế;
+ Các gói liên quan đến các cơ sở lưu
trú, hội trường, ăn uống;
+ Các hoạt động tái hiện lễ hội cung
đình để gia tăng trải nghiệm cho khách;
+ Hỗ trợ truyền thông, quảng bá.
4. Cải cách thủ tục
hành chính nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư.
- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban
Chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và phức tạp phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban; các đồng chí lãnh đạo:
UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Giám đốc các sở, các đồng chí
Bí thư các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy có dự án giải phóng mặt bằng trọng điểm,
phức tạp làm thành viên. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng, các dự án trọng điểm,
phức tạp ở các địa phương giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đảm
bảo đúng tiến độ.
- Thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác
do Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng (theo các Quyết định số
379/QĐ-UBND, số 380/QĐ-UBND, số 381/QĐ-UBND và số 382/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của
UBND tỉnh), hoạt động 24/24 giờ nhằm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự
án, hỗ trợ nhà đầu tư thuận lợi trong việc nghiên cứu đầu
tư cũng như tiến hành các thủ tục đầu tư; sử dụng tối đa
công nghệ thông tin để trao đổi các công việc phát sinh;
giảm bớt tình trạng chờ hồ sơ, thủ tục giữa các cơ quan
nhà nước. Qua đó giúp nhà đầu tư nhanh chóng có được các thông tin cần thiết
trong quá trình nghiên cứu đầu tư; dễ dàng lập các thủ tục đầu tư và rút ngắn rất
nhiều thời gian giải quyết thủ tục đầu tư.
- Kết nối khách hàng doanh nghiệp với
các tổ chức tín dụng nhằm khai thác nguồn vốn rẻ và rủi ro thấp. Cung cấp thông
tin minh bạch, hiệu quả về các khách hàng doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng
và ngược lại nhằm kêu gọi nguồn vốn của các ngân hàng thương mại cho vay các
doanh nghiệp có dự án tốt trên địa bàn.
- Sẵn sàng các điều kiện để thu hút
làn sóng đầu tư mới sau đại dịch Covid-19: Sẵn sàng về mặt bằng, nhân lực trình
độ cao, hạ tầng về điện, nước, thông tin, vận tải, kho bãi,... chuẩn bị tốt đáp
ứng nhu cầu nhà đầu tư cũng như cải cách các thủ tục hành chính, rút ngắn thời
gian chuẩn bị, triển khai đầu tư. Tập trung hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh lớn mạnh và tham gia liên kết theo chuỗi với các Tập đoàn lớn
trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà
đầu tư triển khai thực hiện dự án, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu
của nhà đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm đẩy nhanh tiến
độ giải ngân vốn, đặc biệt chú trọng đến công tác triển khai và giải ngân vốn đầu
tư của các dự án có quy mô lớn như: dự án Laguna Lăng Cô
giai đoạn 2, dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô, dự án Bến
số 2 - Cảng Chân Mây, dự án Bến số 3 - Cảng Chân Mây, dự
án hạ tầng Khu công nghiệp - Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Dự án Khu phức
hợp du lịch dịch vụ Đăng Kim Long, Dự án Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại xã Phú
Sơn của Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB, các dự án hạ tầng khu công nghiệp
Phú Bài, Phong Điền, La Sơn, Tứ Hạ; dự án Khu thương mại Nguyễn Kim, Khu nghỉ
dưỡng cao cấp xã Vinh Thanh, Sân golf Thiên An,...
- Thường xuyên rà soát, đánh giá,
phân loại, tổ chức giao ban hiện trường, kiểm tra tiến độ thực hiện và kiên quyết
thu hồi các dự án đầu tư không có khả năng triển khai, chậm triển khai để tránh
lãng phí về nguồn lực đất đai, làm lành mạnh môi trường đầu tư và tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư.
- Tích cực hỗ trợ các Nhà đầu tư sớm
hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các dự án đã hoàn thành công tác lựa
chọn Nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất chủ trương thực
hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư ngoài ngân sách, trước
mắt là các dự án trong phạm vi Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Chuẩn bị quỹ đất
sạch sẵn sàng kêu gọi đầu tư dự án, tập trung các dự án hạ tầng khu công nghiệp,
logistic.
- Phát huy vai trò người đứng đầu địa
phương trong công tác bồi thường GPMB và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh ủy,
UBND tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ, kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố
trí từ ngân sách tỉnh. Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan,
các cơ quan được phân công nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí
thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí trong ngân sách của cơ
quan, đơn vị.
Huy động nguồn kinh phí từ các Chương
trình, Dự án, Đề án liên quan và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở, ban, ngành căn cứ vào nhiệm
vụ được phân công tại Mục II Kế hoạch này, chủ động, phối hợp với cơ quan liên
quan tổ chức triển khai thực hiện; Thực hiện nghiêm quy định chế độ báo cáo.
Trước ngày 30 tháng 5 và trước ngày 30 tháng 11 năm 2022, 2023, tổng hợp báo
cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện, gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp
thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp ý kiến báo cáo UBND tỉnh xem xét.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ
trì soạn thảo các chính sách mới của tỉnh khẩn trương xây dựng dự thảo; tổ chức
lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo chính sách; trình
thẩm định và thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
(i) Sở Tài
chính:
- Chính sách hỗ trợ thêm lãi suất
(2%/năm) thông qua hệ thống các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn tỉnh
cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng đã được áp dụng chính sách của TW về hỗ trợ
2% lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi (áp dụng đối
với các khoản vay thuộc lĩnh vực: Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ lưu trú; dịch
vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch
vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch; trừ hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp nhà nước).
- Bổ sung thêm kinh phí cho ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm, cho vay đầu tư trang thiết
bị phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, ban hành quy định hỗ trợ theo hướng
mở rộng đối tượng, mục tiêu ngoài những quy định của TW như hỗ trợ lãi suất,
cho vay đầu tư...
- Chính sách điều chỉnh tỷ lệ % tính
đơn giá thuê đất nhằm tạo điều kiện giảm giá trị nộp tiền thuê đất cho doanh
nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 (gồm: khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng).
(ii) Sở Du lịch:
- Chính sách miễn vé tham quan các điểm
di tích lịch sử văn hóa Huế năm 2022, giảm 50% giá vé tham quan năm 2023.
- Kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch
MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn Charter.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và
các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh cho phép
áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành VBQPPL đối với
việc soạn thảo và ban hành các chính sách mới của Tỉnh tại Kế hoạch này.
- Tổng hợp, theo dõi tình hình thực
hiện Kế hoạch này trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.
(Chi tiết phân công nhiệm vụ tại
phụ lục đính kèm)./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC;
- Phòng TM&CN VN;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Cục Hải quan tỉnh, Cục Thuế tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND TP Huế, thị xã và các huyện;
- Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Thừa Thiên Huế;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh và các CV;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Quý Phương
|
NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, HỘ KINH DOANH
PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG
MỚI NĂM 2022-2023
Kèm theo Kế hoạch
số 93/KH-UBND ngày 10/3/2022 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
|
Một số nhiệm vụ chủ yếu
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian hoàn thành
|
NS
tỉnh (triệu đồng)
|
Ghi
chú
|
1
|
Thực hiện
kịp thời và có hiệu quả các chính sách đã có của Trung ương và của Tỉnh nhằm
tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Chính sách của Trung ương
|
|
|
|
|
|
|
- Giảm 2% thuế suất thuế giá trị
gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng
hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%),
trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt
động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,
kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai
thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
|
Cục
Thuế tỉnh
|
Sở
Tài chính
|
2022
|
|
Nghị
định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm
thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền
tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
|
|
- Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) thông
qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng,
các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng
phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công
nhân mua, thuê và thuê mua
|
Các
Chi nhánh NHTM trên địa bàn
|
Ngân
hàng nhà nước-Chi nhánh TT.Huế; Sở Tài chính
|
2022-2023
|
|
Nghị
quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền
tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
|
|
- Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt
nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân
đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê
đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch
COVID-19.
|
|
|
|
|
|
- Bổ sung thêm kinh phí cho ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm
|
Ngân
hàng CSXH tỉnh
|
Sở
Tài chính; Ngân hàng nhà nước-Chi nhánh TT.Huế
|
2022-2023
|
|
1.2
|
Chính sách của Tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa (hỗ trợ mặt bằng trong các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực; hỗ trợ đăng ký bán hàng trên các Trang thương
mại điện tử quốc tế; hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên
doanh nghiệp)
|
Sở
KHĐT, Sở Công Thương, BQL khu kinh tế, công nghiệp
|
Sở
Tài chính; Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Theo
Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của HĐND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ đối với doanh
nghiệp thành lập mới (hỗ trợ chữ ký số công cộng; hỗ trợ hóa đơn điện tử; hỗ
trợ lãi vay)
|
Sở
KHĐT
|
Sở
Tài chính; Cục Thuế tỉnh
|
Thường
xuyên
|
|
Theo
Nghị quyết 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp (hỗ trợ văn phòng làm việc, hỗ trợ nguồn nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ marketing, quảng bá sản phẩm, dịch
vụ, thông tin công nghệ, sáng chế,...)
|
Sở
Khoa học và Công nghệ
|
Viện
Nghiên cứu Phát triển tỉnh; Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Theo
Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND ngày 23/1/2020 của HĐND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến
công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ (hỗ trợ Công
nghệ tạo sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao; tiếp nhận công nghệ tiên tiến;
các phương pháp gia công mới, tiên tiến; công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển; nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ; thiết kế,
chế tạo thiết bị công nghệ mới thay thế thiết bị nhập ngoại; hỗ trợ chứng nhận
sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; truy xuất
nguồn gốc, mã số mã vạch).
|
Sở
KHCN
|
Viện
Nghiên cứu Phát triển tỉnh; Các Sở, ban ngành, địa
phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Theo
Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
cộng đồng (hỗ trợ giảm phí tham quan di tích; triển khai xây dựng nhãn hiệu
chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực; phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa
Thiên Huế)
|
Sở
Du lịch
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Theo
Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 09/7/2019 của HĐND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ HTX (hỗ trợ lãi
suất; hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa và nông nghiệp; hỗ trợ trang bị phương tiện, công cụ lao động; hỗ trợ xúc tiến thương mại;
tham gia trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ thu hút và
đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ thành lập mới, sáp nhập Hợp tác xã, Liên hiệp
Hợp tác xã;
|
Sở
KHĐT, Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Quyết
định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh
|
|
- Chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (hỗ trợ đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản
xuất, kinh doanh; hỗ trợ phát triển thị trường)
|
Sở
KHĐT/BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Nghị
quyết số 1/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh
|
2
|
Khẩn
trương xây dựng các chính sách mới của Tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid-19
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Chính sách hỗ trợ lãi suất
|
|
|
|
|
|
|
- Hỗ trợ thêm lãi suất (2%/năm) thông
qua hệ thống các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại địa bàn tỉnh cho các
doanh nghiệp thuộc đối tượng đã được áp dụng chính sách của TW về hỗ trợ 2%
lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi (áp dụng đối với các khoản vay thuộc lĩnh
vực: Dịch vụ vận tải đường bộ; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của
các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến
quảng bá và tổ chức tua du lịch; trừ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhà
nước).
- Thời gian hỗ trợ: 2022-2023.
- Định mức hỗ trợ: Tối đa 200 triệu
đồng/doanh nghiệp/năm (mỗi DN chỉ được hỗ trợ lãi suất cho 01 hợp đồng vay).
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 02 năm: Tối
đa 20 tỷ đồng (tương đương 500 tỷ đồng dư nợ).
(Việc hỗ trợ sẽ dừng lại khi hết
nguồn lực hỗ trợ đã được bố trí theo kế hoạch. Doanh nghiệp nộp hồ sơ trước
được hỗ trợ trước).
|
Sở
Tài chính
|
Ngân
hàng nhà nước-Chi nhánh TT.Huế; Các Chi nhánh NHTM trên địa bàn
|
Quý II/2022
|
20,000
|
|
2.2
|
Chính sách cho vay giải quyết việc
làm, đầu tư trang thiết bị
|
|
|
|
|
|
|
- Bổ sung thêm kinh phí cho ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm, cho vay đầu tư
trang thiết bị phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng thời ban hành quy định hỗ trợ
theo hướng mở rộng đối tượng, mục tiêu ngoài những quy định của TW như hỗ trợ
lãi suất, cho vay đầu tư,...
- Nội dung cho vay và hỗ trợ:
(i) Cho vay giải quyết việc làm
theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội TW.
+ Thời gian áp dụng: Từ 2022.
(ii) Cho vay đầu tư trang thiết bị
phục hồi sản xuất, kinh doanh theo quy định được Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua.
+ Thời gian áp dụng: 2022-2023.
(iii) Hỗ trợ lãi suất 2%/năm đối với
các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm.
+ Thời gian hỗ trợ: 2022-2023 (áp dụng
với các khoản vay được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn
2022-2023)
+ Định mức hỗ trợ: Tối đa 50 triệu
đồng/doanh nghiệp hoặc người lao động/năm (mỗi doanh nghiệp, người lao động
chỉ được hỗ trợ lãi suất cho 01 hợp đồng vay).
|
Sở
Tài chính
|
Ngân
hàng chính sách xã hội; Ngân hàng nhà nước-Chi nhánh TT.Huế; UBND các huyện,
thị xã và TP.Huế
|
Quý II/2022
|
100,000
|
|
2.3
|
Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản
xuất, kinh doanh
|
|
|
|
|
|
|
- Điều chỉnh tỷ lệ % tính đơn giá
thuê đất nhằm tạo điều kiện giảm giá trị nộp tiền thuê đất cho doanh nghiệp bị
ảnh hưởng dịch Covid-19 (gồm: khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng).
- Thời gian áp dụng: 2022-2023.
|
Sở
Tài chính
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
Quý II/2022
|
|
Giảm
giá trị nộp tiền thuê đất nhằm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp bị ảnh
hưởng dịch Covid-19 (tập trung những khách sạn, nhà hàng
có vị trí đất ở khu vực đắt địa có giá thuê đất cao hoặc những khu nghỉ dưỡng
có diện tích đất thuê khá lớn), góp phần giúp doanh nghiệp
tháo gỡ khó khăn, sớm hoạt động bình thường trở lại
|
2.4
|
Chính sách hỗ trợ kích cầu ngành du lịch
|
|
|
|
|
|
|
- Miễn vé tham quan các điểm di
tích lịch sử văn hóa Huế năm 2022, giảm 50% giá vé tham quan năm 2023
- Thời gian áp dụng: 2022-2023
|
Sở
Du lịch
|
Sở
Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế
|
Quý II/2022
|
|
|
|
- Kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch
MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn Charter:
* Áp dụng năm 2023:
+ Giảm thêm 10% phí tham quan trên
mức đã giảm 50% năm 2023.
* Áp dụng từ năm 2022:
+ Miễn phí sử dụng các địa điểm
như: công viên, quảng trường, bãi biển, các khu vực di tích... cho đơn vị tổ
chức sự kiện;
+ Tổ chức đón tiếp khi đến Huế;
+ Các gói liên quan đến các cơ sở
lưu trú, hội trường, ăn uống;
+ Các hoạt động tái hiện lễ hội
cung đình để gia tăng trải nghiệm cho khách;
+ Hỗ trợ truyền thông, quảng bá.
|
Sở
Du lịch
|
Sở
Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm bảo
tồn di tích Cố đô Huế
|
Quý II/2022
|
|
|
3
|
Cải cách
thủ tục hành chính nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện nhiệm vụ của các Tổ
công tác do Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng (theo các
Quyết định số 379/QĐ-UBND, số 380/QĐ-UBND, số 381/QĐ-UBND
và số 382/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh), hoạt động 24/24 giờ nhằm hỗ
trợ nhà đầu tư thuận lợi trong việc nghiên cứu đầu tư cũng như tiến hành các
thủ tục đầu tư
|
Các
thành viên Tổ công tác
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
Giao
ban kiểm soát công việc hàng tuần, đưa vào lịch công tác hàng tuần của UBND tỉnh
|
|
- Nghiên cứu chuyên đề "Kết nối
khách hàng doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng nhằm khai thác nguồn vốn rẻ và
rủi ro thấp" để sớm áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh
|
Viện
Nghiên cứu phát triển
|
Ngân
hàng nhà nước Chi nhánh TT.Huế, Sở KHĐT
|
Quý II/2022
|
|
Cung
cấp thông tin minh bạch, hiệu quả về các khách hàng doanh nghiệp với các tổ
chức tín dụng và ngược lại
|
|
- Sẵn sàng các điều kiện để thu hút
làn sóng đầu tư mới sau đại dịch Covid-19 (mặt bằng,
nhân lực trình độ cao, hạ tầng về điện, nước, thông tin,
vận tải, kho bãi,...)
|
Các
thành viên Tổ công tác
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
|
|
- Tạo điều kiện thuận lợi để các
nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các
yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình
|
Các
thành viên Tổ công tác
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
|
|
- Thường xuyên rà soát, đánh giá,
phân loại, tổ chức giao ban hiện trường, kiểm tra tiến độ thực hiện và kiên
quyết thu hồi các dự án đầu tư không có khả năng triển
khai, chậm triển khai
|
Các
thành viên Tổ công tác
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
|
|
- Tích cực hỗ trợ các Nhà đầu tư sớm
hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các dự án đã hoàn thành công tác lựa
chọn Nhà đầu tư
|
Sở
TNMT
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
|
|
- Nghiên cứu, đề xuất chủ trương thực
hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng trong phạm vi Khu Kinh tế Chân Mây
- Lăng Cô
|
BQL
KKT, CN
|
Các
Sở, ban ngành, địa phương liên quan
|
Quý I/2022
|
|
|
|
- Phát huy vai trò người đứng đầu địa phương trong công tác bồi thường GPMB và chịu
trách nhiệm cá nhân trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ, kéo dài,
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
|
UBND
các huyện, thị xã và TP.Huế
|
Các
Sở, ban ngành liên quan
|
Thường
xuyên
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG
|
|
|
|
120,000
|
|