UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 172/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
30 tháng 11 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG
PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Thực hiện Quyết định số
535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát
triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm
2030, định hướng đến năm 2045. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình, như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định cụ thể các nội dung,
công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án
Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến
năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Xác định rõ vai trò, trách
nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ đúng thời hạn, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung trong
Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Xác định nội
dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực
giữa các sở, ngành, địa phương; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa
các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện Quyết định của Chính phủ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên
nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng
bước nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu
tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng – an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Đến năm 2030:
- Phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ
bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều
kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra.
- Hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều
hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ đến cấp xã.
- Kiện toàn tổ chức, trang bị,
phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng
chuyên trách phù hợp với đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả
năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cơ bản thường xuyên
xảy ra.
- Tăng cường trang bị, phương
tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cơ sở.
- Tổ chức triển khai thực hiện
các chính sách liên quan đến các hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn do Trung ương ban hành; xây dựng, ban hành các chính sách liên quan
theo thẩm quyền.
b. Định hướng đến năm 2045
- Xây dựng lực lượng chuyên
trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử
trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong nước và tham gia
hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách
xã hội hoá hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn.
III. NỘI
DUNG
1. Xây dựng quy chế, cơ
chế phối hợp liên ngành giữa các đơn vị: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ
đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý,
bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
Xây dựng quy chế quản lý, cấp
phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại thiết bị,
phương tiện, vật tư, hàng hoá đảm bảo cho hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và
TKCN.
2. Tăng cường năng lực
cho các lực lượng tại chỗ; đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện đơn
vị và vùng miền nơi đóng quân để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai và
TKCN.
3. Tăng cường tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật, cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng
tổ chức luyện tập các tình huống ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
phù hợp với điều kiện vùng, miền, đặc thù của từng địa phương cho các cấp, các
ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn dân, để mọi người hiểu
đúng, đầy đủ và có khả năng chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên
tai trong các hoạt động đời sống, trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng, phát
triển kinh tế, xây dựng.
4. Hoàn chỉnh kế hoạch,
phương án ứng phó thảm hoạ, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tại địa
phương.
5. Lồng ghép kế hoạch ứng
phó thảm hoạ, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương.
6. Tăng cường huấn luyện,
diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
thường xảy ra trên địa bàn; vận hành cơ chế chỉ huy – điều hành ở các cấp, kết
hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình
huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp cũng như các lực lượng thuộc sở,
ngành, địa phương.
(Chi
tiết có phụ lục Kế hoạch kèm theo)
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch
được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện
hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao
các sở, ngành, địa phương lập dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn hiện hành khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở,
ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động,
tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng,
hiệu quả. Định kỳ, trước ngày 10/12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Uỷ
ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các đơn vị gửi báo
cáo kết quả triển khai việc thực hiện Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Uỷ ban
Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương
trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch. Thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Quốc gia UPSCTT và TKCN (để
b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Ninh Bình, Đài PT-TH Ninh Bình;
- Lưu: VT, VP3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO
NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 172/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
STT
|
Nội dung nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
Xây dựng quy chế, cơ chế phối
hợp liên ngành giữa các đơn vị: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
|
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
|
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng
tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Thông tin và Truyền thông
|
Quy chế phối hợp
|
Năm 2024
|
2
|
Xây dựng quy chế quản lý, cấp
phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại thiết bị,
phương tiện, vật tư, hàng hoá đảm bảo cho hoạt động ứng phó sự cố thiên tai
và TKCN
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính, UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị có liên quan
|
Quy chế
|
Năm 2024
|
3
|
Tổ chức thực hiện các đề án,
dự án thành phần của Đề án theo chỉ đạo của Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành Trung ương.
|
|
|
|
|
3.1
|
- Tổ chức 01 đại đội cơ động hoặc
tương đương tuỳ theo đặc điểm tình hình địa phương và 01 trung đội công binh
phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và
TTKC trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư các trang thiết bị
phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN như: xe
nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước,
máy khoan, cắt bê tông, flycam, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi
loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.
|
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
|
Sở Tài chính và các đơn vị có
liên quan
|
Đề án
|
GĐ 1 đến năm 2030; GĐ 2 đến năm 2045
|
3.2
|
Ban CHQS các huyện, thành phố:
đầu tư xuồng cứu hộ cứu nạn, máy bơm chống ngập, máy phát hiện và flycam các
loại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và trang bị thiết yếu khác
|
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
|
Sở Tài chính và các đơn vị có
liên quan
|
Đề án
|
GĐ 1 đến năm 2030; GĐ 2 đến năm 2045
|
3.3
|
Mua sắm trang thiết bị chuyên
dụng cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát
cơ động thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN
|
Công an tỉnh
|
Sở Tài chính và các đơn vị có
liên quan
|
Dự án đầu tư
|
Năm 2024
|
3.4
|
Trang bị 01 tàu TKCN đa năng,
các trang thiết bị, phương tiện hiện đại, đủ khả năng hoạt động trong các điều
kiện thời tiết nguy hiểm, sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống sự cố thiên
tai và TKCN xảy ra trên địa bàn, khu vực quản lý và trên vùng biển tỉnh Ninh
Bình
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
|
Sở Tài chính và các đơn vị có
liên quan
|
Dự án đầu tư
|
Năm 2024-2025
|
4
|
Xây dựng Kế hoạch, phương án ứng
phó thảm hoạ, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Lồng ghép nội dung Kế hoạch
ứng phó thảm hoạ, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
|
Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
|
Các sở, ban, ngành có liên
quan
|
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
|
Năm 2025
|
4
|
Huấn luyện, diễn tập Phương
án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên xảy
ra trên đất liền; vận hành cơ chế chỉ huy – điều hành ở các cấp kết hợp sử dụng
trang bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người
chỉ huy, cơ quan các cấp, các lực lượng liên quan
|
Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
|
Ban CHQS các huyện, thành phố;
UBND các huyện, thành phố
|
Kế hoạch,
chương trình
|
Thường xuyên
|
5
|
Huấn luyện, diễn tập Phương
án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên xảy
ra trên biển; vận hành cơ chế chỉ huy – điều hành ở các cấp kết hợp sử dụng
trang bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người
chỉ huy, cơ quan các cấp, các lực lượng liên quan
|
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND
huyện Kim Sơn, các xã, thị trấn ở KVBG tỉnh Ninh Bình
|
Kế hoạch, chương trình
|
Thường xuyên
|
6
|
Tăng cường huấn luyện, diễn tập
cho cộng đồng, chú trọng, ưu tiên bố trí các trung tâm, các hình thức tổ chức
khoá đào tạo, huấn luyện, diễn tập, thực hành các kỹ năng cơ bản nâng cao
năng lực và huy động sự tham gia của cộng đồng ứng phó các loại hình sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên xảy ra phù hợp với điều kiện vùng,
miền (hoả hoạn, ngập lụt, bão, lũ ống, lũ quét,…).
|
UBND các huyện, thành phố
|
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công
anh tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; các trung tâm nhà trường, lực lượng chuyên
trách
|
Kế hoạch, chương trình
|
Thường xuyên
|