Quyết định 535/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 535/QĐ-TTg
Ngày ban hành 20/05/2023
Ngày có hiệu lực 20/05/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Lưu Quang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 535/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, tìm kiếm, cứu nạn; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên taiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Công tác ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của Nhân dân, có xét đến yếu tố vùng, miền, được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở; sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các cấp, các ngành, địa phương nhằm xử lý mọi tình huống kịp thời và hiệu quả.

b) Nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN là biện pháp quan trọng để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai gây ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

c) Công tác ƯPSCTT và TKCN được tổ chức thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”; phát huy sức mạnh của toàn dân, vai trò chủ động của lực lượng tại cơ sở với lực lượng vũ trang là nòng cốt; sự tham gia tích cực của cộng đồng, kết hợp với sự chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế.

d) Xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng chuyên sâu, hiện đại và nâng cao năng lực cho lực lượng tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

đ) Khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, coi trọng nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế.

e) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển, nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN theo kế hoạch và lộ trình phù hợp với điều kiện vùng, miền và phát triển kinh tế đất nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết và kỹ năng ƯPSCTT và TKCN cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030

+ Phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra.

+ Hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

+ Kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra,

+ Tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN,

- Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045

[...]