Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2015 thực hiện chiến lược Ngoại giao Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Số hiệu 171/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 27/04/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Ngoại giao Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa làm cho thế giới hiểu hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cũng như của tỉnh Hà Tĩnh; đưa quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó phát huy vai trò của văn hóa trong việc thúc đẩy hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, chính trị góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo dựng và quảng bá hình ảnh con người và văn hóa Hà Tĩnh; tăng cường giao lưu văn hóa giữa Hà Tĩnh với các địa phương trong và ngoài nước, góp phần thắt chặt các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa tiên tiến của các nước làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam cũng như của Hà Tĩnh.

2. Yêu cầu:

- Ngoại giao văn hóa phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhằm tạo nhận thức chung và sự đồng thuận trong lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương, nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa.

- Ngoại giao văn hóa phải được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế và thế mạnh của địa phương, đơn vị, phù hợp với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Ngoại giao văn hóa phải giới thiệu hình ảnh, con người, truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ cũng như môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của tỉnh Hà Tĩnh.

- Ngoại giao văn hóa phải gắn liền với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, thực hiện theo đúng cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng năm, từng giai đoạn của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngoại giao văn hóa:

Tổ chức các hội nghị chuyên đề quán triệt các nội dung của ngoại giao văn hóa; tuyên truyền về Chiến lược Ngoại giao Văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tạo nhận thức chung và đồng thuận trong lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương và trong quần chúng nhân dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa nhằm đưa công tác này trở thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên của mọi cơ quan, đơn vị và của toàn xã hội.

2. Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế:

Thông qua hoạt động đoàn ra, đoàn vào, các hội nghị, hội thảo quốc tế, hội nghị xúc tiến đầu tư và các sự kiện, hoạt động văn hóa đối ngoại tại địa phương nhằm quảng bá hình ảnh con người, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh đến với cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài, qua đó góp phần phát triển văn hóa, du lịch, thu hút các du khách quốc tế đến với Hà Tĩnh cũng như các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tham gia Hội chợ triển lãm có lồng ghép các chương trình thông tin quảng bá về tiềm năng và cơ hội đầu tư, giao lưu văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ.

Chủ động đề xuất và tham gia các sự kiện Tuần Việt Nam, Ngày Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao tổ chức hàng năm theo Quyết định số 33/2010/QĐ-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động ngoại giao văn hóa gắn kết với ngoại giao chính trị góp phần tăng cường mối quan hệ, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Thông qua việc tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, không gian diễn xướng hát Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca Trù... trong các cuộc trao đổi đoàn, giao lưu với Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam, các đoàn cán bộ cấp cao nước ngoài đến thăm Hà Tĩnh, qua đó giới thiệu về đất nước, con người và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch Hà Tĩnh, là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3. Gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tới người Việt Nam ở nước ngoài bằng nhiều hình thức và qua nhiều kênh khác nhau như: Thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Ngoại vụ... liên kết các trang thông tin điện tử của các ngành, địa phương trong tỉnh và của Trung ương; tổ chức các buổi gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng người Việt ở nước ngoài nhân các chuyến thăm, làm việc, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; gặp mặt người Hà Tĩnh định cư ở nước ngoài về quê ăn Tết cổ truyền của dân tộc, vận động, thu hút cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, người Hà Tĩnh nói riêng hướng về quê hương, đầu tư, sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ động phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức các hoạt động giao lưu với thanh, thiếu niên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong khuôn khổ Chương trình “Trại hè Việt Nam” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức nhằm tuyên truyền để các em hiểu thêm quê hương, con người Hà Tĩnh nói riêng, truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung.

4. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa:

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách công tác ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về văn hóa đối ngoại và ngoại giao văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ làm công tác văn hóa tại UBND các huyện, thành phố, thị xã và các Sở, ngành; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, kiến thức về tổ chức các sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài; cử cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về ngoại giao văn hóa do các cơ quan Trung ương tổ chức.

5. Xây dựng các chính sách và bảo đảm nguồn lực cho các hoạt động ngoại giao văn hóa:

Đảm bảo các điều kiện để ngoại giao văn hóa có thể hoạt động một cách hiệu quả bằng các nguồn kinh phí phân bổ từ ngân sách của tỉnh. Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng một phần ngân sách cho các hoạt động ngoại giao văn hóa, lồng ghép với hoạt động lễ hội quốc gia ở địa phương cũng như tham gia các hoạt động văn hóa ở nước ngoài.

Hỗ trợ kinh phí hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm và Ca Trù tại các địa phương. Phát triển Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm bằng biện pháp phát triển hội viên, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho người thực hành Ca trù để có đội ngũ Ca nương, Kép đàn là hạt nhân nòng cốt kế cận nghệ nhân truyền dạy Ca trù tại cộng đồng và có chính sách đối với các nghệ nhân.

[...]