Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2020 thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 170/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2020
Ngày có hiệu lực 21/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Nguyễn Chí Hiến
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/KH-UBND

Phú Yên, ngày 21 tháng 09 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Quyết định số 1175/QĐ-TTg ngày 04/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định các cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đề ra trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA.

- Triển khai có hiệu quả các nội dung của Hiệp định EVFTA, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh về EVFTA.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiệp định EVFTA.

- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; bảo đảm chất lượng, tiết kiệm và tiến độ hoàn thành công việc.

- Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đảm bảo hiệu quả của việc triển khai thi hành Hiệp định.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU

- Tăng cường phổ biến về EVFTA cho các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan quản lý nhà nước, hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, người lao động,... thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo, ấn phẩm, tài liệu nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần thiết để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.

- Chú trọng tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về một số lĩnh vực như: thuế, quy tắc xuất xứ, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường,... nhằm hiểu rõ, hiểu đúng, giúp việc tận dụng và thực thi Hiệp định được đầy đủ, hiệu quả.

- Tăng cường cung cấp thông tin về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin, các yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước EU. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tại các nước EU; tạo điều kiện để các doanh nghiệp của tỉnh giới thiệu sản phẩm của tỉnh, tìm kiếm cơ hội, lợi thế kinh doanh, thu hút đầu tư mở rộng thị trường.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

- Tiếp tục thực hiện rà soát văn bản pháp luật do tỉnh ban hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định, cam kết của Hiệp định EVFTA.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến nội dung, triển khai, thực thi Hiệp định; đồng thời thông tin, triển khai cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân tìm hiểu và áp dụng vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Cơ quan thường trực làm đầu mối tại địa phương kết nối với cơ quan Trung ương phối hợp chặt chẽ để đề xuất và tiếp nhận thông tin về các vấn đề của Hiệp định như tổ chức triển khai, hỗ trợ, tư vấn các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường kỹ thuật... có liên quan đến Hiệp định. Nâng cao vai trò và hoạt động của Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

- Đánh giá tác động của EVFTA đến các mặt kinh tế-xã hội cũng như các ngành cụ thể, kiến nghị các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh hanh cho ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông dân... phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng của tính có khả năng chịu tác động từ việc thực thi Hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp trong nước, góp phần vào việc hình thành phát triển cung ứng.

- Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và cạnh tranh trên thị trường.

- Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học-công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh việc dạy nghề, gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp; bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật, công nghệ, luật, xuất nhập khẩu, tài chính, dịch vụ,.. đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu thị trường.

[...]