Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2014 thực hiện đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 16/05/2014
Ngày có hiệu lực 16/05/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Nguyễn Tiến Hải
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Cà Mau, ngày 16 tháng 05 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Căn cứ Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”;

Thực hiện Công văn số 297/UBDT-HTQT ngày 31/3/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đng bào dân tộc thiu s. y ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu tổng quát

Thu hút các nguồn lực vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân ở nước ngoài hỗ trợ đầu tư phát triển, nhằm tạo sự chuyển biến về phát triển cơ sở hạ tầng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán bộ người dân tộc, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các p, xã đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các dân tộc và giữa các địa phương trong tỉnh, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và giữ vững ổn định chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ th

Thu hút các nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA), tổ chức phi Chính phủ (NGO) và trong cộng đồng để thực hiện:

a) Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc:

- Công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng cho việc thực hiện chương trình dự án, cần quan tâm tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cộng đồng và đội ngũ cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các nội dung thiết thực, tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng quản chương trình, dự án tầm quan trọng của phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả tham gia thực hiện và giám sát của cộng đồng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, bảo đảm đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ kiến thức, kỹ năng về quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số nói riêng và tnh Cà Mau nói chung.

b) Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

Công trình hạ tầng phải gắn kết chặt chẽ, phù hợp với quy hoạch sản xuất và sắp xếp dân cư, cơ cấu đầu tư phải hợp lý với từng địa phương, cơ sở; trong chỉ đạo cần có sự quan tâm lồng ghép tốt các dự án khác trên địa bàn để đồng bộ cùng thực hiện, tránh đầu tư chồng chéo, hướng về những công trình xã, ấp là chủ yếu, tiếp tục ưu tiên tập trung vào công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, công trình giao thông, cần đảm bảo cho việc lưu thông đường bộ trong vùng dân tộc với các vùng lân cận khác.

c) Đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo:

- Tích cực tham gia thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, xây dựng tập quán sản xuất mới tiến bộ gắn với tiêu thụ sn phẩm, hàng hóa và cung cấp vật tư, phục vụ sản xuất, hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu để phục vụ đời sống của nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực và có ý nghĩa căn bản cả về cơ cấu ngành nghề, phát triển cây, con có giá trị hàng hóa cao, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đến hộ gia đình trên địa bàn được thụ hưởng.

- Bổ sung và nâng cao trình độ kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai, có hiệu quả. Hỗ trợ các hoạt động tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

- Htrợ giống vật nuôi, thủy sản; cây trồng các loại, có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của từng vùng; hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, vc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ xây dựng mô hình chuyn giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản; mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào dân tộc.

d) Hỗ trợ nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu:

Hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, nhằm cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe, trang bị kiến thức phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sống, ứng phó với tình trạng lốc xoáy, sạt lở ven sông và nước biển dâng.

đ) Chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu HIV/AIDS:

Tăng cường trang thiết bị y tế, nâng cao trình độ đối với đội ngũ y, bác sỹ tuyến cơ sở cho vùng dân tộc thiểu số, tuyên truyền phòng chng dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS.

e) Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc và bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số:

Thu hút đầu tư xây dựng các điểm trường dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số, đào tạo giáo viên dạy chữ tiếng dân tộc, xây dựng sửa chữa các điểm chùa, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các thiết chế văn hóa đối với từng cộng đồng dân tộc thiểu số.

g) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên quan đến lĩnh vực hp tác đu tư:

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế và xây dựng, quản lý, sử dụng các nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho đội ngũ cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong suốt quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến hợp tác quốc tế và sau khi được chuyển giao.

3. Đối tượng:

a) Đối tượng thu hút: Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế song phương, đa phương, các tổ chức NGO và các cá nhân ở nước ngoài.

[...]