ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/KH-UBND
|
Trà Vinh, ngày 05
tháng 3 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH TRÀ VINH NĂM
2024
Thực hiện Quyết định số
919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày
24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và
quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Quyết
định số 2207/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Trà Vinh đến năm 2025,
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
tỉnh Trà Vinh năm 2024, với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai hiệu quả, đồng bộ
các nội dung Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) và xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm OCOP.
- Hoàn thiện, nâng cấp các sản
phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP; đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm
ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá
sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
- Nâng cao năng lực quản lý và
quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp
tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình
OCOP.
2. Yêu cầu
- Xác định sản phẩm OCOP là nội
dung quan trọng của tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống
Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm
vụ trọng tâm triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài của chính quyền địa
phương.
- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao
tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện tốt các nội
dung hoạt động của Chương trình OCOP.
- Phát triển các sản phẩm OCOP
đa dạng hóa, nâng cao chất lượng theo danh mục sản phẩm1.
II. MỤC TIÊU
1. Năm 2024, phấn đấu có
thêm 40 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đạt hạng 3 sao
trở lên, cụ thể:
STT
|
Địa bàn
|
Số sản phẩm
|
1
|
Thành phố Trà Vinh
|
4
|
2
|
Huyện Tiểu Cần
|
4
|
3
|
Huyện Châu Thành
|
4
|
4
|
Huyện Cầu Kè
|
5
|
5
|
Huyện Trà Cú
|
5
|
6
|
Huyện Cầu Ngang
|
5
|
7
|
Huyện Càng Long
|
4
|
8
|
Huyện Duyên Hải
|
5
|
9
|
Thị xã Duyên Hải
|
4
|
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực
quản lý, quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các cơ sở sản xuất tham
gia Chương trình OCOP.
3. Hỗ trợ nâng chất và
phát triển sản phẩm OCOP.
4. Hỗ trợ tăng cường
chuyển đổi số.
5. Hỗ trợ xây dựng ít nhất
05 nhãn hiệu sản phẩm OCOP.
6. Đẩy mạnh công tác xúc
tiến thương mại, kết nối sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm
OCOP của tỉnh.
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Thông tin, tuyên truyền;
đào tạo tập huấn Chương trình OCOP
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước các cấp; tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP thường xuyên, sâu rộng
trong các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin
đại chúng về nội dung Chương trình OCOP, Chu trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP, những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất
tiêu biểu các sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Xây dựng phóng sự và chuyên mục
về Chương trình OCOP phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh. Thường
xuyên xây dựng các bài viết tuyên truyền về sản phẩm OCOP và Chương trình OCOP
của tỉnh.
- Quản lý cơ sở dữ liệu các sản
phẩm OCOP và giới thiệu, quảng bá trên website Chương trình nông thôn mới của tỉnh.
- Đào tạo, tập huấn: Tổ chức tập
huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, theo dõi, triển khai thực hiện
Chương trình OCOP; tập huấn về xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm OCOP
của địa phương.
2. Nâng cao chất lượng và
phát triển sản phẩm OCOP
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Trà
Vinh đến năm 2025; tập trung tiêu chuẩn hóa, phát triển sản xuất sản phẩm chủ lực,
đặc sản có triển vọng theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng, thương hiệu,
có sức cạnh tranh gắn với thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế.
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các
chủ thể phát triển, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm: Đầu tư ứng dụng khoa học,
đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến;
sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm, hình
thành các sản phẩm OCOP chủ lực, đặc trưng, đặc sản có giá trị, chất lượng cao.
- Xây dựng, kết nối các chương
trình, tour tuyến du lịch để đưa du khách đến tham quan, mua sắm tại các khu quảng
bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ các sản phẩm OCOP gắn với du lịch, các cửa
hàng OCOP, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh và trải nghiệm tại các cơ sở sản
xuất sản phẩm OCOP.
3. Hỗ trợ thực hiện các
chính sách có liên quan đến Chương trình OCOP
Hỗ trợ các cơ sở tham gia
Chương trình OCOP thực hiện theo Quyết định số 1951/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12
năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch giao khối lượng và
kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
năm 2024 (tại Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước 2024), cụ thể:
- Hỗ trợ chi phí thuê hoặc xây
dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP: 02 cửa hàng.
- Hỗ trợ mua máy móc và trang
thiết bị, dây chuyền sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt
OCOP: 08 máy móc, thiết bị.
4. Quy trình đánh giá, phân
hạng; các bước đánh giá và hồ sơ sản phẩm OCOP
Thực hiện theo quy định tại Quyết
định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi
xã một sản phẩm.
Thời gian tổ chức đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP 02 lần/năm:
- Đợt 1:
+ Cấp huyện: Hoàn thành trong
tháng 5;
+ Cấp tỉnh: Hoàn thành trong
tháng 6.
- Đợt 2:
+ Cấp huyện: Hoàn thành trong
tháng 9;
+ Cấp tỉnh: Hoàn thành trong
tháng 10.
5. Xúc tiến thương mại sản
phẩm OCOP
- Đẩy mạnh triển khai các hoạt
động xúc tiến, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trên các phương tiện thông
tin đại chúng, tại các điểm bán sản phẩm OCOP, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
và tại các hội chợ sản phẩm OCOP do Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong cả
nước tổ chức.
- Hỗ trợ, cung cấp dịch vụ xúc
tiến thương mại điện tử; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đăng ký, tham gia
giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử.
6. Tăng cường chuyển đổi số
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông đa phương tiện về Chương trình
OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận
hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy
xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP gắn với giám sát - chứng thực của công
tác quản lý nhà nước.
- Thúc đẩy phát triển thương mại
điện tử cho sản phẩm OCOP, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn,
các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp
(livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa
phương.
- Triển khai sáng kiến “Mỗi
nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất,
thương mại sản phẩm OCOP.
7. Quản lý chất lượng sản phẩm
- Phối hợp tổ chức đoàn công
tác liên ngành kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP tại các cơ sở sản xuất
và đang lưu thông trên thị trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý điều hành, triển khai thực hiện Chương trình: Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu và xây dựng phần mềm quản lý Chương trình (thông tin triển
khai Chương trình OCOP, thông tin sản phẩm, chủ thể sản xuất, hồ sơ sản phẩm…);
đánh giá, phân hạng sản phẩm; thông tin và xúc tiến thương mại điện tử sản phẩm
OCOP cho các cơ sở sản xuất; xây dựng website bán hàng trực tuyến và thiết lập
mã QR Code hỗ trợ các cơ sở sản xuất.
IV. NGUỒN
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước,
nguồn đối ứng của các chủ thể Chương trình OCOP và các nguồn lực huy động hợp
pháp khác ngoài ngân sách.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Là cơ quan thường trực của
Chương trình OCOP triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức
họp Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
cấp tỉnh.
- Xác định nhu cầu kinh phí thực
hiện, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP; hướng dẫn, thực
hiện Chương trình OCOP đúng theo quy định.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện, tổng hợp, báo cáo các bộ, ngành Trung ương, Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh theo định kỳ hoặc đột
xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất kinh phí của
các sở, ngành, địa phương có liên quan và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh,
tổng hợp tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế
hoạch này đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, tỉnh có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ
tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc ngành công thương quản lý; điều phối
các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành tỉnh có liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế thiết kế sản phẩm; đẩy mạnh ứng
dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc
Chương trình OCOP.
- Hỗ trợ các địa phương và các
tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm
OCOP; hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP.
5. Các sở, ban, ngành có
liên quan
Căn cứ nhiệm vụ của ngành, chủ
động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức triển khai, phối hợp thực
hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức
triển khai Chương trình OCOP năm 2024 tại địa phương; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP tại
địa phương.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền
các nội dung của Chương trình OCOP đến các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tầng lớp
Nhân dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị
trấn có phương án khuyến khích phong trào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ
lực, làng nghề và đặc sản truyền thống của địa phương hướng tới phát triển
thành sản phẩm OCOP.
- Bố trí kinh phí, lồng ghép
các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông
thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.
- Thường xuyên phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) để tổ chức
triển khai tốt Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Tổ chức đánh giá và phân hạng
sản phẩm OCOP cấp huyện để chọn sản phẩm tham gia đánh giá và phân hạng cấp tỉnh.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội
Đẩy mạnh công tác vận động,
tuyên truyền hội viên và Nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình
OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu.
8. Đề nghị Huyện ủy, Thành ủy,
Thị ủy
Lồng ghép nội dung Chương trình
OCOP vào các nghị quyết, chương trình, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
thường xuyên.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu
các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được
giao nhiệm vụ triển khai tổ chức thực hiện. Trong tổ chức thực hiện, nếu phát
sinh các nhiệm vụ mới hoặc cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, các sở, ban, ngành tỉnh
và địa phương báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quỳnh Thiện
|
1 - Sản phẩm thực phẩm: Nhóm: Thực phẩm
tươi sống, nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế, nhóm: Thực phẩm chế biến, nhóm: Gia vị;
nhóm: Chè.
- Sản phẩm đồ uống: Nhóm: Đồ uống
có cồn, nhóm: Đồ uống không cồn.
- Sản phẩm dược liệu và sản phẩm
từ dược liệu: Nhóm: Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền,
nhóm: Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, nhóm: Tinh dầu và thảo dược khác;
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ:
Nhóm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng, trang trí, nhóm: Vải, may mặc.
- Sản phẩm sinh vật cảnh: Nhóm:
Hoa, nhóm: Cây cảnh, nhóm: Động vật cảnh.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch:
Nhóm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.