Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1699/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1699/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2024
Ngày có hiệu lực 17/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1699/KH-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN DIỆN, NHANH VÀ BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai các nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới (Chỉ thị số 08/CT-TTg), đến các cấp, các ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của toàn ngành du lịch, các ngành liên quan, địa phương, doanh nghiệp và người dân để du lịch phát triển toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững”.

- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch trong tỉnh trong việc chủ trì và phối hợp thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Kế hoạch phải chủ động, thực chất, chất lượng và hiệu quả. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, quyết liệt, sát với yêu cầu thực tế và phát huy hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra; đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ chung

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh[1] để thúc đẩy phát triển du lịch Kon Tum một cách toàn diện, nhanh và bền vững.

- Quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp"; tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng hợp, đánh giá sơ kết tình hình, kết quả thực hiện định kỳ 06 tháng, 01 năm.

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công - tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lƿnh vực du lịch

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiếp cận các nguồn vốn để phát triển kinh doanh theo quy định. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; đề xuất, kiến nghị vướng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công - tư trong phát triển du lịch trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp - nông thôn cũng như huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch.

- Bố trí nguồn lực phù hợp cho công tác chuyển đổi số trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng bộ với nội dung chuyển đổi số do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện, tránh tình trạng manh mún, lãng phí nguồn nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh.

b) Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên, độc đáo cho phát triển du lịch bền vững. Chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm chuyên đề mà tỉnh có thế mạnh như: du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động chữa bệnh - chăm sóc sức khoẻ, du lịch văn hóa - tâm linh…

- Phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch về đêm tại các khu vực tập trung đông khách du lịch của địa phương. Phát triển các điểm đến đẳng cấp và trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù kết nối các huyện, thành phố trong tỉnh để thu hút và giữ chân du khách; bên cạnh đó, phát triển đồng bộ cả du lịch bình dân, cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá để thúc đẩy du lịch.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết nội vùng để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm“một cung đường - nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch. Khuyến khích các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn liên kết triển khai chiến dịch kích cầu du lịch vào thời gian cao điểm (nghỉ tết dương lịch/âm lịch; các ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh và các sự kiện do tỉnh tổ chức hoặc đăng cai tổ chức...).

- Đổi mới hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua việc tham gia các hội chợ xúc tiến, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế; tổ chức và đăng cai tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh du lịch Kon Tum tại tỉnh và các trung tâm du lịch lớn cả nước; quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các Đài Phát thanh và Truyền hình, các trang báo điện tử, các tạp chí du lịch, nền tảng mạng xã hội...; Mời các doanh nghiệp lữ hành, phóng viên, cơ quan báo chí có uy tín đến Kon Tum để nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch mới. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng phim nổi tiếng trong nước và quốc tế về làm phim tại Kon Tum, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Kon Tum.

c) Xây dựng hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương

- Tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết, Quyết định Kế hoạch, Dự án, Đề án... về phát triển du lịch địa phương[2] nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch mới, dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc trưng và mang dấu ấn riêng Kon Tum theo hướng phát triển bền vững.

- Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hoá, văn minh, thân thiện theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.

- Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch qua nhiều hình thức, giữ gìn và phát huy phong cách thân thiện, mến khách tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách về hình ảnh văn hóa, con người và cảnh quan thiên nhiên.

[...]