Kế hoạch 2696/KH-UBND năm 2024 triển khai Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 2696/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2024
Ngày có hiệu lực 30/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Lộc Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2696/KH-UBND

Bình Dương, ngày 30 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 23/02/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN DIỆN, NHANH VÀ BỀN VỮNG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới (gọi tắt Chỉ thị số 08/CT-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Dương với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.

- Tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 26/6/2017 của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, kế hoạch về phát triển du lịch.

- Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhận thức và hành động của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy phát triển du lịch một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững”, thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08 phải chủ động, thiết thực, chất lượng và hiệu quả.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các Sở, cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai.

- Căn cứ các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08; Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 26/6/2017 của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 4421/KH-UBND ngày 28/8/2023 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, kế hoạch... về phát triển du lịch. Các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể hóa tổ chức thực hiện, bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực cần thiết triển khai nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ chung các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thế liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp”; tranh thủ thời cơ, khai thác tốt nguồn tài nguyên để phát triển du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

- Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy Đảng, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công - tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch.

- Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công - tư trong phát triển du lịch trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; kịp thời tuyên truyền đến doanh nghiệp các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì phối hợp tham mưu xây dựng ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển du lịch. Rà soát, các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển du lịch của tỉnh để kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

- Tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh; tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh đảm bảo cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững, trong đó ưu tiên tu bổ các di tích có khả năng kết nối với du lịch để xây dựng và phát triển các tuyến du lịch gắn với di tích. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.

- Triển khai có hiệu quả việc thực hiện liên kết vùng Đông Nam Bộ, liên kết các địa phương trong tỉnh, đồng thời nghiên cứu mở rộng hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm “một cung đường - nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương trong tỉnh; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch.

- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết. Phối hợp các đơn vị liên quan kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh, thu hồi giấy phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật... trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách du lịch; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm có thể mạnh, như: du lịch tham quan các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái vườn, vui chơi giải trí, đánh gôn...

- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, đồng bộ với chuyển đổi số do Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch chủ trì để tạo sự đồng bộ để tránh tạo sự trùng lắp, lãng phí.

- Phối hợp mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển du lịch, nhất là các khu vực có tiềm năng như: khu vực Bán đảo Tha La, Núi Cậu - Hồ Dầu Tiếng, Hồ Cần Nôm... (huyện Dầu Tiếng); Du lịch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên; Du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai...

- Phối hợp các sở, ngành, địa phương tiếp nhận và tổng hợp các vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là các dự án trọng điểm.... để đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hoàn thành và đi vào khai thác.

[...]