Kế hoạch 167/KH-UBND thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 167/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2022
Ngày có hiệu lực 30/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại văn bản số 197/BDT-CS ngày 13/6/2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của tỉnh; tiếp tục tăng cường và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tăng trên 1,2 lần so với năm 2021.

- Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm dưới 2,5%.

- Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở ra trường đạt trên 95%; tỷ lệ học sinh được đào tạo trình độ trung học phổ thông và tương đương đạt trên 75%.

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục kiểm soát khống chế, đẩy lùi các loại dịch bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; 60% thôn có đội (CLB) văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, chất lượng; Khảo sát đầu tư để triển khai xây dựng 02 mô hình làng văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, gồm: Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Minh Quang, Hồ Sơn, Đại Đình, Hợp Châu (huyện Tam Đảo); Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên); Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên); Quang Yên (huyện Sông Lô); Quang Sơn (huyện Lập Thạch).

2. Đối tượng:

- Xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự án I: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

a) Mục tiêu:

Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phương. Mục tiêu chung là phải đảm bảo cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo có đủ đất ở, giải quyết tốt các nhu cầu về đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của đồng bào dân tộc thiểu số, về vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh kế bền vững cho người dân.

b) Đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; hộ làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt.

c) Nội dung thực hiện:

c1) Hỗ trợ đất ở: Hỗ trợ trực tiếp cho 02 hộ chưa có đất ở và giải quyết, hỗ trợ phí, lệ phí làm thủ tục chia tách, hợp thức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất ở cho 118 hộ.

- Đối với hỗ trợ trực tiếp đất ở: UBND cấp huyện rà soát, căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở phù hợp trên địa bàn để xem xét, quyết định giao đất ở cho các hộ đối tượng, phù hợp điều kiện, tập quán ở địa phương và pháp luật về đất đai, cụ thể:

[...]