Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2016 thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 162/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2016
Ngày có hiệu lực 10/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”; Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2020.

2. Yêu cầu:

Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, giám sát và thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2016-2020 với các mục tiêu:

a) Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2016 đạt tỷ lệ 92,36% dân số tham gia BHYT; năm 2017 đạt tỷ lệ 92,85%; năm 2018 đạt tỷ lệ 93,36%; năm 2019 đạt tỷ lệ 93,8% và đến năm 2020 có 94 % dân số tham gia BHYT.

b) Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%;

c) Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.

d) Từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT, bảo đảm cân đi thu - chi quỹ BHYT, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chỉ đạo của hệ thống chính trị:

Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân trong chính sách “đảm bảo an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đt nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyn phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân cần ý thức đy đủ về trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, Cụ thể là:

a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tham mưu Hội đồng nhân dân cùng cấp xây dựng Nghị quyết về thực hiện chính sách BHYT tại đại phương, coi đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

b) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố Huế; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới.

c) Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành ph; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật BHYT.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT:

a) Đổi mới nội dung và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.

b) Công tác truyền thông, tuyên truyền cần được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách BHYT.

3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT:

a) Việc triển khai chính sách BHYT phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) BHYT, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT.

b) Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB. Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh, nâng cao chất lượng điều trị.

c) Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến KCB.

d) Mở rộng loại hình điu trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám bệnh, chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác KCB BHYT.

e) Xây dựng các văn bản và tiêu chuẩn cụ thể đối với cơ sở KCB BHYT để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ y tế; chính sách cung ứng thuốc cho người bệnh BHYT

f) Từng bước chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới và xây dựng tổ chức thực hiện mô hình bác sỹ gia đình.

[...]