Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2013 thực hiện “chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” thành phố Hà Nội

Số hiệu 160/KH-UBND
Ngày ban hành 09/10/2013
Ngày có hiệu lực 09/10/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/KH-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030” THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chỉ thị s 2552/CT-BVHTTDL ngày 26/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; Chương trình số 04-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về việc “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. UBND thành phố xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Xây dựng gia đình Thủ đô no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

2. Mc tiêu cthể

- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình;

- Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Thủ đô, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện quy mô gia đình ít con, thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

- Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.

3. Chỉ tiêu

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được ph biến, tuyên truyn và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường li, chính sách pháp luật về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, được giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí trách nhiệm của gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ, thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu; tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con cháu là trai hay gái.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà; chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác truyền thông vận động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình.

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thvà cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí và vai trò của gia đình và xây dựng gia đình trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Thủ đô và Đất nước.

- Nêu gương người tốt việc tt, điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động có hiệu quả. Phê phán các hành vi vi phạm chính sách gia đình, biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong cuộc sống gia đình. Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản phẩm văn hóa độc hại.

- Đẩy mạnh giáo dục, cung cấp kiến thức cho các thành viên gia đình về chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến gia đình; Xây dựng các sản phẩm văn hóa lành mạnh nhằm tôn vinh các giá trị tốt đẹp của gia đình, các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực gia đình; Thc hiện tuyên truyền sâu rộng chính sách gia đình và xây dựng gia đình trong nhân dân; đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng xa, các địa bàn có tỉ lệ bạo lực gia đình cao.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác gia đình ở các cấp.

- Ủy ban nhân các cấp kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác gia đình, btrí tuyển dụng công chức có năng lực làm công tác gia đình, nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.

- Tổ chức đào tạo và có chính sách phù hợp với cán bộ, cộng tác viên tham gia làm công tác về gia đình.

3. Nghiên cứu điều tra tổng thể về gia đình; xây dựng cơ sdữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thống nhất trên toàn thành phố

Điều tra tổng thể về gia đình; rà soát, đánh giá thực trạng các chỉ số, chỉ báo về gia đình; xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; phòng, chng bạo lực gia đình phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách về lĩnh vực này. Xây dựng bộ chỉ sgiám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Xây dựng và nhân rộng một số mô hình: Xây dựng và nhân rộng mô hình, dịch vụ về gia đình, tạo điu kiện cho các gia đình tiếp cận, tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; góp phn nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất, xây dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Đưa công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xà hội hàng năm; thường xuyên, chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn về gia đình và công tác gia đình;

2. Tăng cường kiểm tra việc thi hành luật pháp, chính sách liên quan đến gia đình nhm bảo vệ các quyn, lợi ích hp pháp của các gia đình; thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ của các gia đình, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình.

[...]