Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 159/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2021
Ngày có hiệu lực 30/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA DỰA TRÊN NỀN TẢNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 về việc ban hành “Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021- 2030”; số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, giai đoạn 2021-2030”; số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 332/BKHCN-TĐC ngày 23/02/2021 về việc triển khai Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 và Công văn số 334/BKHCN-TĐC ngày 23/02/2021 về việc triển khai Chương trình quốc gia Năng suất Chất lượng tại các Bộ, địa phương; trên cơ sở tham mưu đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 881/TTr-SKHCN ngày 23/6/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành “Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025”, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.1. Cụ thể hóa nội dung các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 về việc ban hành “Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030”; số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030”; số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thành những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Kế hoạch là căn cứ cho các ngành, các cấp xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch chi tiết để chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đề cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới gắn với trách nhiệm của các cấp, ngành để mọi nhiệm vụ trong Kế hoạch được thực hiện, đảm bảo thiết thực, chất lượng và hiệu quả.

2. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần tạo đột phá về năng suất - chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng việc thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các giải pháp: Áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất - chất lượng; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện chương trình đảm bảo đo lường; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số.

2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2025

- Có 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh (tập trung vào các cơ sở sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP) được tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về việc áp dụng hệ thống quản lý; áp dụng công cụ cải tiến năng suất - chất lượng; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm; thực hiện chương trình đảm bảo đo lường; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm - hàng hóa.

- Có 150 doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng và duy trì thành công các hệ thống quản lý (hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (G.A.P, VietGAP)...), các công cụ cải tiến năng suất - chất lượng (thực hành tốt 5S; duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM); hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean); hệ thống chỉ số hoạt động kinh doanh chính (KPIs)…), xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; 100% các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh được hỗ trợ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm.

- Có 06 mô hình điểm (06 doanh nghiệp) áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số để nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm.

- Có 01 đơn vị công lập của tỉnh, 10 chuyên gia có đủ năng lực tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp và chứng nhận sự phù hợp cho các sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

3. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Tổ chức tập huấn áp dụng hệ thống quản lý, áp dụng công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đối tượng tập huấn: Doanh nghiệp, chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Nội dung tập huấn: Áp dụng các hệ thống quản lý để nâng cao năng suất chất lượng; áp dụng các công cụ cải tiến năng suất - chất lượng; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm, hàng hóa; thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.

- Dự kiến quy mô thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2024: Tổ chức tập huấn được 08 lớp, mỗi lớp khoảng 50 người; trong đó: 02 lớp về áp dụng các hệ thống quản lý; 02 lớp về áp dụng các công cụ cải tiến năng suất; 02 lớp về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, 02 lớp về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.

3.2. Thực hiện lồng ghép các yêu cầu, điều kiện về áp dụng hệ thống quản lý, áp dụng công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường trong các đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm, hàng hóa của tỉnh cũng như của từng ngành, từng địa phương

Trong các chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm, hàng hóa của tỉnh cũng như của từng ngành, từng địa phương phải có các yêu cầu và điều kiện bắt buộc về: Áp dụng hệ thống quản lý, áp dụng công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường.

3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp tự áp dụng hệ thống quản lý, áp dụng công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thực hiện chương trình đảm bảo đo lường, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng; ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo Nghị định số 39/2018/NĐ- CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/5/2021 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021- 2030 về: Áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế). Việc hỗ trợ được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3.4. Xây dựng mô hình điểm về áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo đo lường, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số để nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm

Các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm lựa chọn, hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mình phụ trách lập đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN về xây dựng mô hình điểm. Mỗi nhiệm vụ KH&CN xây dựng mô hình điểm có các nội dung chủ yếu: (1) Đánh giá thực trạng về: Năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp; các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, đo lường sản phẩm, công nghệ đang áp dụng tại doanh nghiệp; (2) Lựa chọn các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, tiêu chuẩn để áp dụng; lựa chọn các nội dung của chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp (theo Quyết định 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ); công nghệ cao, công nghệ số cần áp dụng; (3) Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, tiêu chuẩn, các nội dung đảm bảo đo lường, công nghệ đã được lựa chọn; (4) Tổ chức thực hiện kế hoạch; (5) Đánh giá, công nhận việc áp dụng thành công các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, tiêu chuẩn, chương trình đảm bảo đo lường; (6) Đánh giá năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sau khi áp dụng thành công các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, tiêu chuẩn, chương trình đảm bảo đo lường, công nghệ.

3.5. Nâng cao năng lực tư vấn, chứng nhận, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thực hiện chương trình đảm bảo đo lường

- Nâng cao năng lực tư vấn, chứng nhận, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất - chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; đào tạo 10 chuyên gia năng suất, chất lượng cho tỉnh. Nội dung này được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ KH&CN (theo quy định tại Điều 7, Thông tư 35/2021/TT-BTC ngày 19/5/2021 của Bộ Tài chính);

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ