Kế hoạch 1567/KH-UBND về cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1567/KH-UBND
Ngày ban hành 30/07/2020
Ngày có hiệu lực 30/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1567/KH-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH DỊCH VỤ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Quyết định 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục đích:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành dịch vụ gắn với phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai là khung nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển ngành dịch vụ và phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2025.

2. Yêu cầu

- Quán triệt các quan điểm về cơ cấu lại ngành dịch vụ theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

+ Phát triển ngành dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, đảm bảo khai thác tốt các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cơ cấu lại ngành dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi, có tác động mạnh, kịp thời trên thực tiễn, theo tín hiệu thị trường. Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân là lực lượng quan trọng trong thực hiện quá trình cơ cấu lại ngành dịch vụ.

+ Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực; lồng ghép việc thực hiện các cam kết quốc tế về dịch vụ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính ở các ngành, các cấp, cơ sở theo hướng bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương và phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp địa phương, cơ sở.

+ Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ coi công nghệ thông tin là đòn bẩy để đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

- Các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch phải bám sát các nhiệm vụ chủ yếu được nêu tại Đề án của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/3/2012

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Mục tiêu phát triển:

3.1. Mục tiêu tổng quát:

Cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch, tăng cường xuất khẩu dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin để tác động lan tỏa tới các lĩnh vực dịch vụ khác. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu tạo động lực và điều kiện cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng văn minh, hiện đại. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở phát triển nguồn hàng và phát triển thị trường một cách bên vừng. Thu hút nguồn lực thương mại, dịch vụ khu cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, kêu gọi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực phát triển thương mại.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,58%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tinh đạt 34,51% vào năm 2020. Giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 10,46%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP khoảng 37,04% vào năm 2025.

- Dư nợ tín dụng tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 12,5%, giai đoạn 2021-2025 đạt 9%. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM.

- Doanh thu bưu chính, viễn thông đến năm 2020 đạt 1.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,03%, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2,57%. Đến năm 2025 phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% khu dân cư. Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh theo Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 75.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 14,57%, giai đoạn 2021-2025 đạt 13,18%. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14,38% năm; đến năm 2025 đạt 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 3,83%.

- Tổng doanh thu ngành vận tải giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 12,03%. Tổng sản lượng vận tải toàn ngành 4.990 triệu tấn.km (tương đương 30,81 triệu tấn/năm), 3.750 triệu hành khách.km (tương đương 24,33 lượt khách/năm). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách giai đoạn 2016-2020 đạt 10% - 13%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 9,16%.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế của tỉnh Gia Lai theo hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2020 đạt 27,4 giường bệnh và 8 bác sĩ trên 1 vạn dân, đến năm 2025 đạt 28 giường bệnh viện và 9 bác sĩ trên 1 vạn dân.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% - 65% vào năm 2025; giải quyết việc làm cho 26.500 lao động/năm, chú trọng giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ