Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 59-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” do Thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 155/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2023
Ngày có hiệu lực 18/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 18 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 59-CTR/TU NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ “VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI”

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”; Chương trình số 59-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”; Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 59-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, tuyên truyền đầy đủ, nghiêm túc và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW) và Chương trình số 59-CTr/TU ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Chương trình số 59-CTr/TU).

2. Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình số 59-CTr/TU, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW.

3. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; phát triển một số lĩnh vực thuộc thế mạnh và tiềm năng của thành phố; lấy doanh nghiệp làm chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghệ sinh học.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động các nguồn lực xã hội và các lợi thế của thành phố để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực, phấn đấu đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GRDP của thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030:

- Nền công nghệ sinh học của thành phố dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thuộc nhóm tỉnh, thành phố có trình độ tiên tiến trên một số lĩnh vực quan trọng về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố nhanh, bền vững;

- Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của thành phố;

- Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng; thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu, đóng góp khoảng 7% vào GRDP của thành phố; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

b) Tầm nhìn đến năm 2045:

Cần Thơ là thành phố có công nghệ sinh học phát triển trong nước, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học hoạt động hiệu quả, tăng trưởng nhanh. Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GRDP của thành phố; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

a) Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chương trình số 59-CTr/TU và tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân và doanh nghiệp để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động ở các ngành, các cấp. Hoạt động tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú và phù hợp với từng đối tượng tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thách thức cũng như tiềm năng, lợi thế của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện hoặc rà soát bổ sung nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành, đơn vị; đưa nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;

c) Chú trọng giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học; tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về ứng dụng công nghệ sinh học, khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học sản xuất trong nước và trên địa bàn thành phố; tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

a) Tổ chức triển khai hiệu quả các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách của Trung ương về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Lồng ghép các cơ chế chính sách của thành phố thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, bảo đảm an toàn sinh học; thu hút, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học vào các chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư chung của thành phố;

b) Xây dựng cơ chế liên kết giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học; ưu tiên xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố, cấp quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học;

c) Xây dựng cơ chế chia sẻ, dùng chung trang thiết bị kỹ thuật công nghệ sinh học để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực.

3. Phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của thành phố

a) Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học có khả năng ứng dụng cao, gắn các hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp và nền kinh tế, cải thiện chất lượng sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội thành phố;

[...]