Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1547/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 1547/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2023
Ngày có hiệu lực 05/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Hồng Hải
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1547/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 05 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VÀ DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (gọi tắt là Chiến lược), UBND tỉnh Bình Thuận xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

Phát triển ngành Dệt May và Da Giầy trở thành một trong những ngành công nghiệp cơ bản của tỉnh Bình Thuận trên cơ sở phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và định hướng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có chất lượng, ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May và Da Giầy. Đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết hoàn thiện sản phẩm may mặc để thụ hưởng các chính sách xuất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do với điều kiện có quy mô đầu tư phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và cảnh quan.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phát triển ngành Dệt May và Da Giầy theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; cải thiện cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam.

- Ngành Dệt May

+ Ưu tiên phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường và vải cao cấp phục vụ xuất khẩu đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Thu hút các dự án mới trong ngành dệt có suất đầu tư lớn, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại gắn với hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế. Trừ các sản phẩm mà quá trình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như dệt nhuộm.

+ Tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu, xây dựng thương hiệu, giảm tỷ lệ sản xuất gia công trong toàn ngành. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời tăng cường khai thác thị trường trong nước ở các dòng sản phẩm trung và cao cấp. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (phụ liệu) ngành may phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;

- Ngành Da Giầy

+ Khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có và đầu tư phát triển theo nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu, như: Giày thể thao, giày da, cặp, vali túi xách cao cấp các loại. Khuyến khích phát triển các thương hiệu giày dép, túi, cặp của địa phương để khai thác thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy, trừ các sản phẩm mà quá trình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: da thuộc, vải giả da, hóa chất thuộc da...

+ Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung vào các khu, cụm công nghiệp phía Nam của tỉnh để cung cấp nguồn nguyên liệu, phụ kiện cho các tỉnh lân cận.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về phát triển thị trường

a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Tạo thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển thị trường, tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số, kết nối kinh doanh.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng; đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt may, da giầy ….

- Đẩy mạnh, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tác động của các Hiệp định thương mại tự do (trong đó có CPTPP và EVFTA), giúp các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro và hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại. Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật thương mại quốc tế, trong đó chú trọng các nội dung về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại.

- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; xác định một số thị trường tiềm năng để định hướng doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.

b) Đối với doanh nghiệp

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Đầu tư, nâng cao năng lực marketing; chủ động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường, tiếp cận khách hàng; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế để chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý và các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu và phát triển sản phẩm; xây dựng và đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tổ chức và phát triển mạng lưới bán lẻ trong nước, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May và Da Giầy trên thị trường trong nước và quốc tế. Tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2. Giải pháp thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị trong nước

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm dệt may, da giầy có sức cạnh tranh cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt May và Da Giầy, các nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường.

- Triển khai và đẩy mạnh các chương trình kết nối giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; giữa tập đoàn, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vệ tinh,... để tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may, da giầy toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng. Khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý , đào tạo lao động nhằm nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực ngành Dệt May và Da Giầy.

[...]