Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 30/06/2019
Ngày có hiệu lực 01/08/2020
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Liên minh Châu Âu
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là “Việt Nam”,

Liên minh Châu Âu, sau đây gọi là “Liên minh”,

sau đây gọi chung là “các Bên” hoặc gọi riêng là “Bên”,

THỪA NHẬN sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị chung đuợc phản ánh trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác, và mối quan hệ kinh tế, thuơng mại và đầu tư quan trọng;

MONG MUỐN tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế, như là một phần và theo một cách thống nhất với các mối quan hệ tổng thể, và tin chắc rằng Hiệp định này sẽ tạo ra một không khí mới cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các Bên;

THỪA NHẬN rằng Hiệp định này sẽ bổ sung và thúc đẩy các nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực;

QUYẾT TÂM tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại, và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, và để thúc đẩy thương mại và đầu tư theo Hiệp định này theo hướng lưu ý ở mức cao về bảo vệ môi trường và lao động, và các thỏa thuận và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;

MONG MUỐN nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợi chung và, với mục đích này, tái khẳng định cam kết thúc đẩy thương mại và tự do hóa đầu tư;

TIN TƯỞNG rng Hiệp định này sẽ tạo ra một thị trường mở rộng và an toàn cho hàng hóa và dịch vụ, và một môi trường ổn định, có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty của các Bên trên thị trường toàn cầu;

TÁI KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên với Hiến chương Liên Hợp Quốc ký tại San Francisco vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, và có liên quan đến các nguyên tắc nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của tính minh bạch trong thương mại quốc tế vì lợi ích của tất cả các bên liên quan;

N LỰC thiết lập quy tắc rõ rằng và cùng có lợi để điều chỉnh thương mại và đầu tư, và giảm bớt hoặc xóa bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư giữa các Bên;

QUYT TÂM góp phần vào sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại quốc tế bng cách xóa bỏ rào cản thương mại thông qua Hiệp định này và để tránh tạo ra những rào cản mới cho thương mại và đầu tư giữa hai Bên mà có thể làm suy giảm những lợi ích của Hiệp định này;

XÂY DỰNG trên cơ sở quyền và nghĩa vụ tương ứng của các Bên theo Hiệp định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các hiệp định và thỏa thuận đa phương, khu vực và song phương khác mà các Bên tham gia;

MONG MUỐN thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các công ty của các Bên bằng cách mang lại một khuôn khổ pháp lý có thể dự đoán được cho quan hệ thương mại và đầu tư,

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

CHƯƠNG 1

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG

ĐIỀU 1.1

Thiết lập một khu vực thương mại tự do

Các Bên sau đây thiết lập một khu vực thương mại tự do, phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định GATT 1994 và Điều V của Hiệp định GATS.

ĐIỀU 1.2

Mục tiêu

Các mục tiêu của Hiệp định này là t do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định này.

ĐIỀU 1.3

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ