Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 153/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2022
Ngày có hiệu lực 13/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Lê Duy Thành
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCH TW Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Thông tri số 25-TT/TU ngày 24/8/2020, Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 07/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, xây dựng văn hóa, con người Vĩnh Phúc nói riêng. Đặc biệt vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, để văn hóa thực sự là nguồn lực nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt những thành quả Văn hóa Vĩnh Phúc đạt được sau 25 năm tái lập tỉnh, lên án cái xấu, cái ác, “phi văn hóa”, “phản văn hóa”; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ, ca ngợi những tấm gương, những điển hình trong xây dựng đời sống văn hóa, gìn giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Bồi dưỡng, xây dựng con người Vĩnh Phúc phát triển toàn diện về năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, có đầy đủ phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa cơ sở, phục vụ và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

2. Yêu cầu

- Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đồng bộ, bảo đảm tính khả thi, thiết thực, hiệu quả; gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đơn vị, địa phương, phù hợp với điều kiện chung của tỉnh; tạo sự phát triển đồng bộ môi trường văn hóa, con người văn hóa, phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người phải đảm bảo phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống và các yếu tố đặc trưng của văn hóa vùng đất và con người tỉnh Vĩnh Phúc.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng Văn hóa - Con người Vĩnh Phúc trong thời kỳ mới có nhân cách, có lối sống tốt đẹp với các phẩm chất cơ bản sau: Nhân ái, Nghĩa tình, Khát vọng, Sáng tạo, Đổi mới.

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; định hướng người dân hướng tới các giá trị văn hóa lành mạnh, bổ ích; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa thành thị, nông thôn, miền núi, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đến đời sống văn hóa của công nhân tại các khu công nghiệp.

- Bảo tồn, phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh, gắn với phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ về các di sản văn hóa - lịch sử có giá trị, từng bước số hóa nguồn dữ liệu về di tích, di sản.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để đầu tư, phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Phấn đấu tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa hằng năm duy trì từ 85 - 93%; thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa duy trì hằng năm từ 85 - 93%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa duy trì hằng năm từ 85% trở lên; phấn đấu phường, thị trấn hàng năm đạt chuẩn văn minh đô thị trên 50%.

- Phấn đấu đến năm 2025: 100% cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đảm bảo tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 100% thôn, tổ dân phố có Nhà văn hóa, khu thể thao đảm bảo tiêu chí theo quy định.

- Phấn đấu đến năm 2025; 100% thôn, tổ dân phố có mô hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

- 100% thư viện công lập trên địa bàn tỉnh hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số. Đảm bảo mỗi người dân có 0,94 cuốn sách trong các thư viện công cộng và 10 - 20 % dân số toàn tỉnh sử dụng các dịch vụ của hệ thống thư viện công cộng. Hoàn thành số hóa bảo tàng tỉnh.

- Tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân nông thôn, miền núi: 210 buổi/năm; phục vụ nhân dân: 150 buổi/năm; công nhân tại các khu công nghiệp 50 buổi/năm; Chiếu phim lưu động phục vụ công nhân khu công nghiệp: 25 buổi/ năm; Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao tỉnh Vĩnh Phúc: 02 năm/lần; Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc: 02 năm/lần; Hội diễn văn nghệ quần chúng và Hội diễn văn nghệ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp: 02 năm/lần.

- Khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích: từ 5 - 10 di tích cấp quốc gia đặc biệt, từ 15 - 20 di tích cấp quốc gia, từ 30 - 40 di tích cấp tỉnh. Số lượng di tích được tu bổ, chống xuống cấp phấn đấu từ 20 - 30 di tích/năm. Lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia: từ 01 - 02 hiện vật. Lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: từ 01 - 02 di sản; ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: từ 05 - 10 di sản. Phục dựng từ 03 - 05 di sản văn hóa phi vật thể.

- Định kỳ tổ chức các chương trình tham quan, học tập, giáo dục truyền thống lịch sử, hiếu học cho học sinh, sinh viên thông qua trưng bày cố định và trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng, Văn miếu tỉnh: từ 10 - 12 lần/năm

[...]