Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1909/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 159/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2022
Ngày có hiệu lực 23/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1909/QĐ-TTG NGÀY 12/11/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (sau đây gọi là Chiến lược); theo đề nghị của Sở Văn hoá và Thể thao tại Tờ trình số 118/TTr-SVHTT ngày 08/9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

b) Thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa.

2. Yêu cầu

a) Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch này. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này cần thực hiện đồng bộ với các chương trình, đề án, kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hoá, con người của UBND tỉnh đã ban hành, đảm bảo phù hợp với điều kiện chung của tỉnh cũng như mỗi địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, gắn kết hài hoà giữa giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại. Xây dựng con người mang đặc trưng của vùng đất Cố đô Hoa Lư thân thiện, hiền hoà, thanh lịch, mến khách và đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; hướng tới chuẩn mực con người văn minh hiện đại, trí tuệ, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, có ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

c) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện đa dạng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, văn học nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, trong đó quan tâm tới các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội; đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn. Lựa chọn, xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế. Xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài và huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

d) Phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu tại Chiến lược văn hoá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2. Một số mục tiêu cụ thể đến 2030

a) Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá. Lựa chọn từ 3 đến 5 di sản văn hoá phi vật thể để xây dựng hồ sơ khoa học và đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia, 02 di vật đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia. Hằng năm lựa chọn xây dựng từ 6 đến 10 hồ sơ khoa học về di tích đề nghị công nhận xếp hạng; tu bổ, tôn tạo từ 20 đến 25 di tích đã được công nhận xếp hạng. Hoàn thành các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ và phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư giai đoạn 2021-2025.

b) Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tiến bộ, văn minh; phát huy hiệu quả các phong trào, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình, khu dân cư, cơ quan đơn vị doanh nghiệp văn hoá sâu rộng, đảm bảo chất lượng. Tỷ lệ công nhận danh hiệu văn hoá theo định kỳ đạt từ 80% đối với cơ quan, đơn vị, từ 90% trở lên với gia đình, khu dân. Tỷ lệ thôn, làng, khu phố có hương ước, quy ước đạt 100%.

c) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao các cấp, nhất là thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa đạt 100%, tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 97%. Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình văn hoá mới: Nhà văn hoá, Bảo tàng, Thư viện cấp tỉnh. Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hoá, nghệ thuật tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và tham gia nhiều hơn các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị công lập thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người

a) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy định của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam.

b) Thực hiện sâu rộng, đa dạng các hình thức tuyên truyền, qua đó nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội; xác định xây dựng và phát triển văn hoá, con người là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị, tổ chức, từ đó tạo chuyển biến trong hành động cụ thể để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, phát triển văn hoá, con người đã đề ra trong các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương; tuyên truyền giáo dục về những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, về đạo đức, lối sống, về thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh tạo sự lan tỏa sâu rộng những giá trị tốt đẹp đó trong đời sống xã hội.

d) Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến các sản phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật đảm bảo có chất lượng, hiệu quả, đúng định hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân.

2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, thông tin, báo chí, xuất bản

a) Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý văn hoá - xã hội của các cấp chính quyền, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh.

[...]