Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 335-KH/TU về thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 152/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2024
Ngày có hiệu lực 08/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 08 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 335-KH/TU NGÀY 03/11/2023 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW, NGÀY 17/8/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW, NGÀY 12/01/2017 VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Kế hoạch số 335-KH/TU ngày 03/11/2023 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 335-KH/TU), UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 335-KH/TU với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Kế hoạch số 335-KH/TU; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, quyết tâm hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo Kế hoạch số 335-KH/TU được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp; trong đó, tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đúng tiến độ các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực tổ chức quản lý rừng và đất rừng, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hóa các loại hình tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng góp phần tăng sản lượng xuất khẩu lâm sản nhằm cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

2. Yêu cầu

- Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời nội dung Kế hoạch số 335-KH/TU; đề ra được mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể sát với từng ngành, địa phương; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện, bổ sung các nội dung, giải pháp khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch này.

- Huy động, tập trung mọi nguồn lực của địa phương và các tổ chức, cá nhân để tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch số 335-KH/TU.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng

- Tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ các nội dung Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 335-KH/TU của Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong hệ thống chính trị, trước hết là đối với người đứng đầu chính quyền các địa phương và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nhận thức rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

- Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh”, thông qua đó, từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu thi đua lao động sáng tạo, tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của tỉnh, các ứng dụng di động; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mô hình, cách làm hay, gương điển hình trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, phê phán công khai, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, từ đó làm thay đổi căn bản nhận thức, tư duy, hành động, thói quen trong tiêu dùng, sản xuất, sinh hoạt, tạo sức lan tỏa rộng khắp và thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đổi mới xây dựng chương trình, biên soạn, phát hành ấn phẩm, tài liệu, nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng đối tượng; phối hợp xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, tin, bài và thông tin dữ liệu ngành lâm nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm), ứng dụng “Smart Quảng Nam” nhằm tuyên truyền, phổ biến, tạo thuận lợi để cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân tiếp cận, tìm hiểu, từ đó nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường các hoạt động ký kết phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các địa phương với các cơ quan truyền hình, báo chí, viễn thông, nhà xuất bản nhằm chuyển tải kịp thời, chính xác, thuyết phục các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương, địa phương về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho học sinh các cấp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chú trọng xây dựng và lồng ghép triển khai các chương trình giảng dạy về giáo dục thiên nhiên, môi trường, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về rừng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học… để nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của học sinh các cấp về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của tài nguyên thiên nhiên đối với môi trường sống của con người và phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.

- Khuyến khích, động viên, biểu dương và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân, gương người tốt, việc tốt nhằm cổ vũ, tạo sức lan tỏa, thu hút mọi tầng lớp Nhân nhân tham gia vào công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng.

2. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách của Trung ương, HĐND tỉnh về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án trọng điểm về lâm nghiệp của Trung ương và của tỉnh đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đề án Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện giai đoạn 2023-2025; Đề án Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2024-2025, tầm nhìn 2030; Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh; Đề án hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn cây bản địa kết hợp hỗ trợ gạo đối với diện tích đất nương rẫy chuyển sang trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2024 - 2030, Đề án chi trả Dịch vụ môi trường rừng,...

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, áp dụng hiệu quả giữa các văn bản luật, nhất là Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và các điều ước quốc tế với Luật Lâm nghiệp để sớm khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc; đề xuất xây dựng khung pháp lý phát triển thị trường tín chỉ các-bon rừng, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.

- Đề xuất cơ chế, chính sách quy định rõ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được giao, được thuê, nhận khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo từng loại rừng phù hợp nhằm tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực, lao động, nguồn vốn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng để nâng cao hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế ngành lâm nghiệp, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa lâm nghiệp.

- Triển khai hiệu quả các mô hình phát triển sinh kế cho người dân tại vùng đệm các Ban quản lý rừng theo Quyết định số 978/QĐ-UBND ngày 13/4/2022 về ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 09/6/2022 của UBND tỉnh về Chương trình đầu tư, phát triển vùng đệm tại các khu rừng đặc dụng và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại các cộng đồng giáp các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.

- Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển các khu, cụm công nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, phát triển các dịch vụ logistic, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm sản theo Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030.

- Tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị gắn với phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tín chỉ các-bon rừng, chứng chỉ FSC gắn với đẩy nhanh thực hiện giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu xây dựng và ban hành cơ chế phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách và đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Triển khai các chương trình hỗ trợ dạy nghề, liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp lâm nghiệp cho người đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chính sách hỗ trợ, giới thiệu việc làm nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

[...]