Kế hoạch 1500/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động 05-CTr/TU về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1500/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2016
Ngày có hiệu lực 12/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1500/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 05-CTR/TU NGÀY 13/7/2016 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động để phát triển kinh tế - xã hội; góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống mức thấp nhất, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp, các ngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải thiết thực và hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết và biểu dương, khen thưởng kịp thời các gương điển hình trong phong trào thi đua thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2-2,5%, riêng các xã nghèo phấn đấu giảm từ 4-5% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Quyết tâm đến năm 2020, đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước (cả nước phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm).

- Trong 5 năm giải quyết việc làm trên 160.000 người (bình quân mỗi năm 32.000 người); trong đó: tạo việc làm mới trên 105.000 người (bình quân mỗi năm 21.000 người); xuất khẩu lao động trên 11.000 người (bình quân mỗi năm 2.200 người). Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 2,4%, khu vực nông thôn dưới 1,7% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 85% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020, 65% lao động qua đào tạo, trong đó, đào tạo nghề đạt 50% (lao động có tay nghề cao đạt 20% trong tổng số lao động qua đào tạo nghề).

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu 20% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020.

- Xây dựng ít nhất 10 mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng (kinh phí mỗi mô hình tối thiểu 250 triệu đồng).

- 100% hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định.

- 100% hộ nghèo có nhu cầu và có sức lao động đều được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT, 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.

- 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, được vay vốn tín dụng ưu đãi theo các chính sách quy định của Chính phủ.

- 100% hộ nghèo được tiếp cận thông tin và truyền thông.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án do địa phương, cơ sở quản lý.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng và phạm vi thực hiện

a) Đối tượng: người/hộ nghèo, người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo, người/hộ dân tộc thiểu số, người lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Phạm vi thực hiện: Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, gồm:

[...]