Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2015 về tổ chức triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 18/11/2015
Ngày có hiệu lực 18/11/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Xuân Quang
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Quảng Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2015

VỀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2015/NĐ-CP NGÀY 09/6/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Ngày 09/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (gọi tắt là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP); ngày 22/7/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư số 10/2015/TT-NHNN). Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình:

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN; phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai thực hiện tốt việc cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN; tăng cường mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đặc biệt là chính sách cho vay sản xuất theo mô hình liên kết, liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

c) Tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới tại địa bàn nông thôn, nhằm huy động tối đa nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp đẩy mạnh việc thành lập Quỹ tín dụng nhân dân ở những địa bàn nông thôn có đủ điều kiện nhằm góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi;

d) Tổng hợp số liệu khoanh nợ, xóa nợ của các TCTD trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam việc khoanh nợ, xóa nợ của các TCTD trên địa bàn do thiên tai, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây ra được quy định tại các Điều 12, 14 và 15 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn của NHNN Việt Nam;

đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý các TCTD trên địa bàn trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an toàn, hiệu quả; xử lý nghiêm những vi phạm về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Trên cơ sở định hướng, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm lợi thế về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, bao gồm các chính sách khuyến khích phát triển các mô hình hợp tác, liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ cao phù hợp đối với từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản;

c) Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và nghề muối; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khoa học kỹ thuật, giống, bảo quản sau thu hoạch đối với người sản xuất các sản phẩm nông nghiệp;

d) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình hoàn tất hồ sơ, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ khoanh nợ, xóa nợ của các TCTD trên địa bàn do thiên tai, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây ra;

đ) Tham mưu triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn việc không thu lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính;

b) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ của các TCTD trên địa bàn do thiên tai, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây ra được quy định tại các Điều 12, 14 và 15 của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển hệ thống phân phối trong khâu tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh các cơ chế hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách địa phương. Làm đầu mối tập trung các nguồn vốn trong và ngoài nước (nếu có) để ủy thác cho vay qua các TCTD đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

b) Tổng hợp các chương trình, dự án phát triển hạ tầng nông thôn theo quy hoạch được duyệt để làm cơ sở cho các TCTD cho vay;

c) Phối hợp với Sở Tài chính, NHNN Việt Nam chi nhánh Quảng Bình kiểm tra, giám sát và đề xuất phương án xử lý các khoản nợ gốc và lãi của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền quản lý.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho các hộ đơn giản thtục vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh;

b) Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; phối hợp với ngành ngân hàng xây dựng và triển khai chính sách cho vay phục vụ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là chính sách cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

c) Triển khai thực hiện phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch; phối hợp triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ