Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 145/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2019
Ngày có hiệu lực 11/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/KH-UBND

Cà Mau, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 11/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 30-CT/TW); Kế hoạch s123-KH/TU ngày 31-7-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 123-KH/TU), UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, được nêu tại Chỉ thị số 30-CT/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU đến các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và người dân; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước.

- Nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, các cấp ủy đảng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng, nhm đạt được những kết quả cụ thtrong công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Yêu cầu

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, có lộ trình cho từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Chỉ thị s30-CT/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU.

- Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu quyết liệt của các ngành, đơn vị được phân công phụ trách; có cơ chế phối hp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và UBND các huyện, thành phố Cà Mau, trong đó, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng nhiều hình thức.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát trin các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020; Quyết định s1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam; Kế hoạch số 123-KH/TU ngày 31-7-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

- Rà soát hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phù hp với thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu hướng phát triển thương mại điện tử.

- Xây dựng, thực hiện cơ chế quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; rà soát, kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phù hp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đảm bảo các cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

- Mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; đồng thời, tuyên truyền công tác quán triệt, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị các quy định của pháp luật, công tác triển khai, lồng ghép các nội dung về Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vào chương trình đào tạo khởi nghiệp doanh nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng 15/3 hàng năm, trong đó, tập trung vào các hoạt động mít tinh, tọa đàm, treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi tuyên truyền, từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, đặc biệt là các đối tượng người tiêu dùng yếu thế.

- Biểu dương, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hàng hóa dịch vụ, việc thực hiện hp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tchức trao đổi thông tin, phối hp hoạt động; đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

- Xử lý nghiêm các trường hp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng... ảnh hưởng đến người tiêu dùng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau; Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đối với các trường hp vi phạm.

- Thành lập đường dây nóng, lắp đặt hòm thư góp ý của người tiêu dùng tại các chợ, trung tâm thương mại... để tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; khuyến khích người tiêu dùng phản ánh, tố giác hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyn lợi, sức khỏe, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, an toàn của người tiêu dùng.

[...]