Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 26-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 14/01/2020
Ngày có hiệu lực 14/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng A Tính
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Lai Châu, ngày 14 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 26-CTR/TU NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi là Chương trình hành động số 26-CTr/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trong Chương trình hành động số 26-CTr/TU nhằm giúp chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng.

Hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả. Các nội dung tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện phải phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ cấp tỉnh đến cơ sở chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch hàng năm của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể để triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác giám sát của chi bộ, đảng viên đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của từng sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định của địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.

b) Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vận động, kiểm soát các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hóa kinh doanh phục vụ tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và phát triển bền vững.

Tổ chức, thực hiện các hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15 tháng 3), trong đó tập trung vào các hoạt động mít tinh, tọa đàm, treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi tuyên truyền để từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế như: Trẻ em, người già, người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới.

b) Sở Thông tin và Truyền thông

[...]