Quyết định 56/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 56/2019/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/12/2019 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Lê Duy Thành |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2019/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 178/TTr-SCT ngày 04 tháng 11 năm 2019 và Báo cáo thẩm định số 236/BC-STPcủa Sở Tư pháp ngày 29/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 12 năm 2019.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông; Công an tỉnh; Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2019/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp trong trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là các Sở, ban, ngành) UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
b) Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2019/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 178/TTr-SCT ngày 04 tháng 11 năm 2019 và Báo cáo thẩm định số 236/BC-STPcủa Sở Tư pháp ngày 29/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 12 năm 2019.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông; Công an tỉnh; Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2019/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp trong trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là các Sở, ban, ngành) UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
b) Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Quan hệ phối hợp quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, Hội, Hiệp hội phải tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh chồng chéo, buông lỏng.
2. Công tác phối hợp trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả công bằng, minh bạch, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định. Quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài trong kiểm tra, xử lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh lành mạnh.
1. Phối hợp trong trao đổi thông tin về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
2. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; hỗ trợ người tiêu dùng; giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp; các cơ quan khác có trách nhiệm tham gia phối hợp theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm không thuộc địa bàn, lĩnh vực do đơn vị mình chủ trì thì cơ quan phát hiện phải thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm thuộc địa bàn để phối hợp tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Khi xử lý có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia; Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà không thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền xử lý của mình, thì đơn vị kiểm tra, kiểm soát thông báo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định pháp luật;
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 5. Trách nhiệm chung của các Sở, ngành, địa phương.
1. Phối hợp xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho các cơ quan quản lý, báo chí, doanh nghiệp và nhân dân các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực ngành phụ trách để phối hợp quản lý.
4. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh những quy định không phù hợp với tình hình thực tế trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trao đổi, cung cấp thông tin, cảnh báo về hàng hoá, dịch vụ không an toàn hoặc có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng;
Là cơ quan đầu mối trao đổi thông tin về kiểm soát hợp đồng theo mẫu/ điều kiện giao dịch chung với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Có trách nhiệm thông báo công khai bằng văn bản hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng giấy chứng nhận kinh doanh hàng hóa có điều kiện như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, hóa chất, điện năng, hợp đồng theo mẫu/ điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp quản lý nhà nước vê bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Chương trình, Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15 tháng 3”.
Đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các chủ trương và biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
5.Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP
Vận động, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công thương theo quy định;
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trao đổi cung cấp thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật) và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên trao đổi cung cấp thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực: an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng.
2. Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm hạn chế tối đa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Thông tin Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên trao đổi cung cấp thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực tuyên truyền, thông tin, văn hóa phẩm và dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động về báo chí xuất bản theo quy định của pháp luật.
2. Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt đối với các giao dịch thương mại điện tử, giao dịch qua các trang mạng xã hội.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế
Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều 11. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn tỉnh;
2. Thường xuyên nắm thông tin, theo dõi, giám sát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
4.Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã làm đầu mối, thường xuyên phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của UBND cùng cấp trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ trên địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch hoặc đột xuất. Ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông báo chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tren địa bàn tỉnh.
Cung cấp danh sách các tổ chức cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng gửi Sở Công thương đăng tải trên cổng thông tin giao tiếp điện tử.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
2. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện. Tiếp nhận hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn thiết lập đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý, đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn, cung cấp thông tin hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn quản lý. Chủ động giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn quản lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
5. Bố trí kinh phí, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho các đơn vị chức năng trên địa bàn nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND cấp xã
Chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch với các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007. Thông tin tuyên truyền, phổ biến cho người dân trên địa bàn các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 15. Trách nhiệm của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh
1. Có trách nhiệm tham gia hỗ trợ người tiêu dùng, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng. Tổ chức thương lượng, hòa giải, tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Xây dựng quy định việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng theo hướng thủ tục đơn giản, thuận tiện để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giải quyết tranh chấp qua phương thức trọng tài và tòa án; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp qua phương thức thương lượng, hòa giải.
Điều 16. Trách nhiệm của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng, coi đây là lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp trong giải quyết các tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Tòa án khi có yêu cầu của người tiêu dùng hoặc của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 18. Các Sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lựa chọn hình thức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều h́nh thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Nâng cao đạo đức kinh doanh và hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và phát triển bền vững.
3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thu thập thông tin, tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh hành hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ người tiêu dùng đặc biệt vào các dịp lễ, tết khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng tăng cao.
4. Người tiêu dùng có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng hoặc Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, qua đường dây nóng thông tin liên quan đến hàng hóa, hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5), năm (trước ngày 10/12) và đột xuất, các sở, ban, ngành, địa phương, các hiệp, hội tổng hợp, đánh giá công tác quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công thương (qua Sở Công Thương). Giao Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc tổ chức thực hiện và sự phối hợp của các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan; tổng hợp đánh giá tình hình bảo vệ quyền lợi trên địa bàn tỉnh; đề xuất hình thức khen thưởng và kỷ luật liên quan đến công tác quản lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Hình thức tổng kết
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn được phân công các cơ quan chức năng, các Hiệp, Hội tổ chức tổng kết các nội dung phối hợp theo Quy chế này hàng năm hoặc tổng kết theo chuyên đề, chương trình công tác cụ thể.
1. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thi trấn; Chủ tịch các Hiệp, Hội và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể hàng năm, tổ chức thực hiện hiệu quả.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Cơ quan Thường trực - Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./