Kế hoạch 140/KH-UBND về thực hiện Thông báo 53-TB/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về "xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020" và Nghị quyết 105/NQ-CP do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 140/KH-UBND
Ngày ban hành 15/05/2020
Ngày có hiệu lực 15/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 15 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG BÁO KẾT LUẬN SỐ 53-TB/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW NGÀY 16/01/2012 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI VỀ “XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ NHẰM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020” VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 105/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 842-TB/TU ngày 21/8/2019 về việc thực hiện Thông báo số 53-TB/TW ngày 30/3/2019 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, gắn với thực hiện Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị ln thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Thông báo số 53-TB/TW ngày 30/3/2019 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 53-TB/TW ngày 30/3/2019 của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 24/8/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Thông báo 842-TB/TU ngày 21/8/2019 của Thường trực Thành ủy, gắn với Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, đơn vị và xác định rõ thời gian thực hiện.

- Tập trung sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, tổ chức phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ngành và địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị để thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng nói chung và liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng nói riêng đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, bảo đảm các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố được ban hành phù hợp với hệ thống pháp luật và tình hình thực tiễn của thành phố. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và đề xuất xử lý văn bản quy phạm pháp luật của thành phố có liên quan đến kết cấu hạ tầng nhằm bảo đảm tính hp hiến, hp pháp và đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố.

- Thể chế hóa nguyên tắc phân cấp, ủy quyền giữa Ủy ban nhân dân các cấp; tăng cường tính chủ động cho chính quyền địa phương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý khi có sai phạm trong đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát để đơn giản hóa về thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào các thủ tục liên quan đến khởi sự doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp; cấp phép xây dựng, đất đai, quy hoạch. Thực hiện công khai, minh bạch tất cả thủ tục hành chính; chú trọng việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết thành phố; công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thuế, đất đai, xây dựng...

- Cải cách tư pháp; Phát triển các nghề dịch vụ pháp lý trên địa bàn thành phố theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp; phát triển các tổ chức bổ trợ tư pháp chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao.

- Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Thực hiện các giải pháp công khai, minh bạch thông tin về đất đai, đầu tư, xây dựng, đấu thầu xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Triển khai Luật Quy hoạch trên địa bàn thành phố; lập Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của Luật Quy hoạch, đảm bảo cân đối nguồn lực, khả thi và hiệu quả công trình, dự án kết cấu hạ tầng; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương lập quy hoạch các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các Luật và các văn bản hướng dẫn các Luật liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tng.

2. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

- Ưu tiên, tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp cho hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án, công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của vùng, tạo động lực để thu hút thêm các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư qua các hợp đồng như BOT, BTO, BT, BOO; ưu tiên áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp vận hành khai thác các công trình kết cấu hạ tầng.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; Tăng cường kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án ưu tiên trong các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Rà soát, xây dựng danh mục các công trình dự án kết cấu hạ tầng để tập trung ưu tiên đầu tư trong và ngoài ngân sách nhà nước.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ tài sản công (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) tạo vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc các công trình, dự án không kêu gọi, thu hút được các nhà đầu tư tư nhân. Tiếp tục tập trung nguồn lực, đầu tư có trọng điểm, cấp bách và hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án dở dang.

- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng.

3. Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông

- Tích cực tìm kiếm đối tác nước ngoài phục vụ cho triển khai lập quy hoạch giao thông. Hiện đại hóa hệ thống điều khiển giao thông đô thị; ứng dụng công nghệ giao thông thông minh trong quản lý, điều hành giao thông đô thị.

[...]