Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 135/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2016
Ngày có hiệu lực 20/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Hữu Thể
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2016 -2020

I. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng

- Giai đoạn năm 2011 - 2015, dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 256 thôn thuộc 84 xã trên địa bàn 9 huyện, thành phố làm 2.916 con trâu, bò và 1.855 con lợn mắc bệnh, trong đó phải tiêu hủy bắt buộc 46 con bò, 1.854 con lợn, trọng lượng 73.934 kg, cụ thể:

+ Năm 2011: Dịch LMLM xảy ra tại 1.045 hộ chăn nuôi ở 214 thôn, bản của 69 xã, phường thuộc 09 huyện, thành phố làm 2.767 con trâu bò; 1.523 con lợn mắc bệnh. Sgia súc chôn hủy bắt buộc 1.575 con trâu, bò, lợn với trọng lượng 62.188 kg.

Đầu năm 2011 strâu bò mắc bệnh nhiều, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy lớn, chủ yếu xảy ra tại huyện Văn Bàn. Đây là huyện không nằm trong Chương trình khống chế Quốc gia, nằm ở vị trí độc lập, nhiều năm không có gia súc mắc bệnh LMLM, nên chỉ tchức tiêm phòng vc xin LMLM tại 10/23 xã, thị trấn. Vì vậy, dịch LMLM xảy ra chủ yếu tại 13 xã không được tiêm phòng vắc xin.

+ Năm 2012: Dịch LMLM xảy ra tại 62 hộ thuộc 09 xã của 05 huyện: Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Thắng và Bắc Hà làm 80 con trâu bò và 164 con ln mắc bệnh; số trâu bò mắc bệnh đã được điều trị khỏi triệu chứng, đóng dấu chín và giao địa phương quản lý theo quy định, toàn bộ số lợn mắc bệnh đã được tiêu hủy trọng lượng 5.539 kg.

+ Năm 2013: Trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh LMLM.

+ Năm 2014: Dịch LMLM xảy ra tại 23 thôn thuộc 05 xã, thị trấn của huyện Mường Khương làm 69 con trâu, bò, 105 con lợn mc bệnh. Trong đó tiêu hủy 46 con trâu bò; 71 con lợn với trọng lượng 3.145 kg.

+ Năm 2015: Dịch LMLM xảy ra trên đàn lợn của 04 hộ tại 02 thôn, xã Trịnh Tường huyện Bát Xát, làm 62 con mắc bệnh trên tng đàn 106 con, phải tiêu hủy 62 con, trọng lượng 3.062 kg.

- Nguyên nhân dịch bệnh: Nguồn lây chủ yếu từ địa phương khác và từ Trung Quốc theo động vật và sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào hoặc đi qua địa bàn tỉnh làm phát sinh dịch bệnh.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh LMLM

1. Thun li

- Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành thú y từ tỉnh đến cơ sở ổn định, được đầu tư củng cố, kiện toàn và đào tạo nâng cao.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, sát với thực tiễn công tác phòng chống dịch bệnh.

- Cơ chế, chính sách của tỉnh, của các huyện, thành phố kịp thời, linh hoạt hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao.

- Nguồn vắc xin LMLM do Trung ương htrợ kịp thời là nguồn lực quan trọng, thúc đy việc đầu tư kinh phí phòng, chống dịch từ các nguồn kinh phí khác.

- Công tác tiêm phòng được triển khai nghiêm túc từ tỉnh đến sở theo chỉ tiêu kế hoạch được giao đến tận thôn bản, chất lượng tiêm phòng được giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.

- Trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình chăn nuôi trang trại tập trung, hợp tác xã, doanh nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là những điển hình trong việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM.

- Công tác chỉ đạo phòng chống dịch, quản lý ổ dịch LMLM ngày càng có hiệu quả. Khi dịch xảy ra hầu hết các địa phương, cơ sở phát hiện sớm và bao vây, khống chế kịp thời, nên dịch chỉ xảy ra ở diện hẹp, không lây lan ra diện rộng.

- Dịch bệnh xảy ra hàng năm đã giảm dần, khi xảy ra được phát hiện sớm và nhanh chóng dập tắt. So với giai đoạn 2006-2011 số dịch giảm trên 60%; số thôn, số xã, số huyện, thành phố có dịch đã giảm rõ rệt; số lượng gia súc bị bệnh, chết, phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh đã giảm hàng nghìn con.

2. Khó khăn, tồn tại

- Chăn nuôi ở Lào Cai phần lớn là nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, nhiều vùng gia súc còn thả rông, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, gây khó khăn cho công tác quản lý chăn nuôi, tiêm phòng và khống chế dịch bệnh. Trâu, bò mắc bệnh LMLM đã khỏi về lâm sàng (mang trùng) chưa được quản lý theo dõi chặt chẽ.

- Một số địa bàn tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp và không đồng đều giữa các khu vực; phát hiện dịch chậm, để số lượng gia súc mắc bệnh nhiều; triển khai biện pháp chống dịch chưa quyết liệt, ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch chung của toàn tỉnh.

- Trình độ dân trí của đồng bào vùng cao còn hạn chế, khó khăn cho việc chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi - thú y nói chung và tuyên truyền về bệnh LMLM nói riêng. Tư tưởng chủ quan với dịch bệnh, ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước còn khá phbiến.

- Trên địa bàn tỉnh sản xuất, tiêu thụ con giống và sản phẩm chăn nuôi chưa đủ cung ứng; việc xuất, nhập lậu qua biên giới Việt - Trung và tình trạng vận chuyển con giống không tuân thủ quy trình kiểm dịch động vật vào địa bàn tỉnh chưa được xử lý triệt để. Đây là những nguyên nhân chính dịch bệnh LMLM từ động vật mang mầm bệnh vận chuyển vào địa bàn, làm phát sinh dịch bệnh.

- Dịch LMLM vẫn đang xuất hiện tại các tỉnh lân cận và nước láng giềng. Trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn dịch bệnh từ các dịch cũ. Trong khi đó, việc vận chuyển gia súc trong nước và qua biên giới chưa được kim soát triệt đ, làm cho khả năng lây lan dịch bệnh ngày càng gia tăng.

- Một số cán bộ cơ sở nhận thức về tác hại của bệnh chưa đầy đủ, nên các biện pháp phòng chống dịch ở cơ sở thực hiện chưa đồng bộ, thiếu thường xuyên; vẫn còn tình trạng phát hiện, khai báo dịch chậm, giấu dịch.

[...]