ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1002/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
06 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN ngày 17 tháng
02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê
duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn
2016-2020”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số 85/TTr-SNN ngày 23 tháng 6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở
mồm long móng gia súc giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo nội
dung chi tiết đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức, thực hiện “Chương
trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc giai đoạn 2016-2020”
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo đúng nội dung Kế hoạch đã phê duyệt và quy định
hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công
an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3(T/hiện);
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Cục Thú y;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành
phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NLN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định
số 1002/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
I. CĂN CỨ, MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Căn cứ
Quyết định số 476/QĐ-BNN ngày 17/02/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt “Chương trình
quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng
giai đoạn 2016-2020”.
Văn bản số 1395/BNN-TY ngày 25/02/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bố trí kinh phí và tổ chức triển khai
Chương trình quốc gia phòng chống bệnh
LMLM giai đoạn 2016-2020;
Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm từng bước và tiến tới khống chế thành
công bệnh Lở mồm long móng gia súc cho các huyện thuộc vùng nguy cơ cao và các vùng lân cận trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Vùng
nguy cơ cao
Khống chế thành công dịch Lở mồm long móng
(LMLM) gia súc tại 84 xã thuộc vùng
có nguy cơ cao; chủ động giám sát dịch bệnh;
khi có dịch xảy ra được giám sát dịch
tễ, xử lý ổ dịch kịp thời để tránh lây lan;
giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh qua từng năm; không để dịch lây lan
từ các tỉnh lân cận, tiếp
giáp với địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Phấn đấu
tỷ lệ tiêm phòng LMLM gia súc đạt trên 80% trong tổng đàn hàng năm, cụ thể như sau:
- 59 xã của các huyện: Ba Bể, Pác Nặm,
Ngân Sơn và Na Rì thuộc vùng đệm của
Chương trình;
- 09 xã có ổ dịch cũ của huyện Chợ Đồn: Xuân Lạc, Nam Cường,
Đồng Lạc, Tân Lập, Bằng Phúc, Phương Viên, Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo;
- 16 xã nằm trên trục Quốc lộ 3 gồm các xã: Phương
Linh, Tân Tiến, Quân Bình, Cẩm Giàng,
thị trấn Phủ Thông của huyện Bạch Thông;
xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Thịnh, Nông
Hạ, Thanh Bình, Yên Đĩnh, thị trấn Chợ Mới của
huyện Chợ Mới; phường Huyền Tụng, Đức Xuân, Xuất Hóa
và xã Nông Thượng của thành phố Bắc Kạn.
b) Vùng
nguy cơ thấp
Vùng nguy cơ
thấp: Bao gồm 38 xã, phường, thị trấn
còn lại của các huyện Chợ Đồn, Bạch
Thông, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn.
Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch
bệnh ở các huyện, xã tiếp giáp
với vùng nguy cơ cao, giảm thiểu nguy cơ lây
lan và phát sinh ổ dịch ở đàn gia súc; phấn
đấu đến năm 2020 xây dựng thành công từ 1-2 huyện thuộc vùng an toàn dịch bệnh LMLM.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Công tác
tiêm phòng vắc xin LMLM gia súc
a) Vùng
nguy cơ cao
- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò, dê.
- Loại vắc xin: Căn cứ lưu hành của vi rút LMLM
gia súc tại địa phương, hàng năm Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn rà
soát và đề xuất chủng loại vắc xin LMLM đơn giá hay đa giá
để sử dụng tiêm phòng trong Chương trình.
- Thời gian tiêm phòng: Bảo đảm 02 lần tiêm
phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng (lần 1 tiêm phòng vào tháng 3-4 và lần 2 vào
tháng 9-10).
b) Vùng
nguy cơ thấp
Căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc tiêm phòng vắc xin LMLM gia súc
tại vùng nguy cơ thấp; trường hợp không
tiêm phòng vắc xin định kỳ mà dịch bệnh xảy
ra thì tiến hành tiêm phòng bao vây ổ
dịch khẩn cấp để khống chế và giảm nguy cơ lây lan
ra diện rộng.
2. Công tác
về giám sát dịch bệnh và
lưu hành của vi rút
Tập trung vào ba nội dung chính: Giám sát
lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động),
giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng, giám sát
chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM, cụ thể:
a) Công tác
giám sát phát hiện bệnh
- Mục đích phát hiện kịp thời các gia súc bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt
hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra cũng như hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh trong vùng.
a) Công tác
giám sát phát hiện bệnh
- Mục đích phát hiện kịp thời các gia súc bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt
hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra cũng như hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh trong vùng.
- Trạm thú y các huyện, thành phố
thường xuyên đôn đốc các thú y viên cơ sở hướng dẫn chủ hộ chăn nuôi theo dõi, giám sát đàn gia súc
trong suốt quá trình nuôi để phát hiện kịp thời gia súc có biểu hiệu của bệnh LMLM, báo
cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để khoanh vùng, tổ chức điều tra, xác minh
và xử lý dịch bệnh hạn chế lây lan; lấy mẫu bệnh phẩm từ gia súc nghi mắc bệnh để chẩn
đoán xác định bệnh và serotype vi rút gây bệnh LMLM.
- Giám sát sau
tiêm phòng được thực hiện mỗi năm một lần và trên
đàn trâu, bò, dê sau khi tiêm phòng vắc xin khoảng 4 tuần tại các
huyện thuộc vùng nguy cơ cao để đánh
giá đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc xin.
b) Báo cáo
kết quả giám sát
Chi cục Thú y tỉnh có trách nhiệm
thông báo kết quả giám sát của chương
trình quốc gia cho Cục Thú y, Ban Chỉ
đạo cấp tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các
huyện, thành phố biết để có hướng chỉ đạo, khắc phục tồn tại trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc tại địa bàn.
c) Chẩn đoán xét nghiệm bệnh LMLM
Phối hợp với Trung tâm chẩn đoán thú y Trung
ương, Cơ quan Thú y vùng II triển khai các phương pháp xét
nghiệm gồm: RT-PCR hoặc RRT-PCR, typing ELISA, LPB ELISA, 3ABC
ELISA, VNT và phân lập vi rút.
3. Công tác
kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ
- Thực hiện theo quy định của Luật Thú y.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát động vật và sản phẩm động vật tại Trạm kiểm dịch động
vật Chợ Mới và Chốt kiểm dịch liên ngành Bình
Trung, huyện Chợ Đồn.
- Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện kiểm dịch, kiểm soát
vận chuyển, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
- Chủ động phối hợp giữa các cơ quan chức năng như: Thú
y, Quản lý thị trường, Công an và
chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ và
kiểm tra vệ sinh thú y.
- Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình
kiểm soát giết mổ động vật, theo các
quy định hiện hành và quy định của Luật Thú
y.
4. Công tác
thông tin, tuyên truyền
Hàng năm Chi cục Thú y xây dựng các tài liệu
tuyên truyền và phối hợp với Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn xây dựng chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận
thức trong cộng đồng, hộ chăn nuôi hiểu biết về tính
chất nguy hiểm của bệnh LMLM gia súc để chủ
động trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc tại địa phương.
5. Xử
lý ổ dịch
Xử lý gia súc mắc bệnh LMLM và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các
quy định hiện hành của Nhà nước.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân
sách Trung ương
Khi có dịch LMLM gia súc xảy ra trên địa bàn tỉnh, tùy theo mức độ
lây lan và thiệt hại do dịch bệnh gây ra, UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ
nguồn Dự trữ quốc gia để giúp địa phương thực hiện công
tác chống dịch.
2. Ngân
sách địa phương
a) Đối với vùng nguy cơ cao
- Ngân sách cấp tỉnh:
+ Đối với công tác phòng dịch: Hằng năm Sở Nông
nghiệp và PTNT xây dựng và đưa vào dự toán chi ngân sách của
tỉnh trình thẩm định, phê duyệt theo quy định, để mua vắc xin tiêm phòng cho đàn trâu, bò, dê trong diện phải tiêm phòng bắt buộc tại các
vùng nguy cơ cao, hỗ trợ công tiêm phòng, kinh phí kiểm tra và kinh phí lấy mẫu giám sát
quy định tại Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY
ngày 17/02/2016. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện 13.299.616.000, đồng (Chi tiết tại phụ lục
đính kèm).
+ Đối với công tác chống dịch: Khi có dịch xảy ra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế báo cáo UBND tỉnh để được cấp
kinh phí thực hiện công tác chống dịch
theo quy định.
- Ngân sách cấp huyện: Chi trả theo phương án phòng, chống dịch
của huyện và hỗ trợ các khoản sau: Hỗ trợ tiêu huỷ gia súc (hỗ trợ cho chủ hộ chăn nuôi, công thuê người đào
hố, vận chuyển, chôn lấp, chất đốt...); công
tiêm phòng bao vây ổ dịch; công phun thuốc
khử trùng tiêu độc tại các xã; chi phí cho chốt kiểm dịch liên ngành do UBND huyện thành
lập; một số chi phí khác.
b) Đối với vùng nguy cơ thấp
Hằng năm căn cứ vào tình hình thực tế và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc tiêm phòng hay không tiêm phòng vắc xin LMLM tại các huyện, xã thuộc vùng nguy cơ thấp. Trong trường hợp nguy cơ dịch
bệnh xảy ra hoặc các ổ dịch phát sinh thì ngân sách
tỉnh đảm bảo kinh phí mua vắc xin LMLM tiêm
phòng bao vây ổ dịch khẩn cấp để khống chế dịch bệnh và
các chi phí khác cho công tác phòng, chống dịch.
3. Cơ chế chính sách hỗ trợ
Thực hiện theo các văn bản:
- Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ Tướng
chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài
chính về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
- Quyết định số 2050/QĐ- UBND ngày 12/11/2014 của UBND
tỉnh về việc quy định các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ; mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức
hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao Chi cục Thú y là đầu mối phối hợp với Cục Thú y,
Cơ quan thú y Vùng 2 và các đơn vị có liên quan trong tỉnh để triển khai thực hiện Chương trình khống chế
bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020, cụ thể:
- Xác định type vi rút lưu hành, chủng loại vắc xin LMLM
và yêu cầu kỹ thuật của từng loại vắc xin sử dụng để tiêm
phòng tại các vùng trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp số lượng gia súc (trâu, bò, dê) thuộc diện
tiêm phòng hàng năm trong Chương trình và nhu cầu về số lượng
chủng loại vắc xin hàng năm sử dụng.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp kỹ
thuật theo quy định của Chương trình.
- Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng về UBND tỉnh và
các đơn vị liên quan; tổ chức sơ kết, tổng kết
Chương trình.
- Phối hợp với với Cục Thú y và Cơ quan Thú y Vùng 2 tổ
chức giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút LMLM
theo yêu cầu thực tế của công tác phòng, chống
dịch LMLM gia súc.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối vốn ngân sách và ghi kế hoạch vốn cho từng năm
và hướng dẫn sử dụng kinh phí đảm bảo
Luật ngân sách.
3. Các Sở, Ngành liên quan
Gồm: Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Thông
tin truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh, Báo Bắc Kạn… phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định nhằm
đảm bảo các mục tiêu của Chương trình
đề ra.
4. UBND các
huyện, thành phố
Trên cơ sở Chương trình của tỉnh chỉ đạo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng
Kinh tế thành phố, Trạm Thú y và các
đơn vị liên quan:
- Tháng 11 hằng năm các địa phương chủ động thống kê số lượng gia súc (trâu, bò, dê) trong diện tiêm
phòng, nhu cầu, số lượng vắc xin sử dụng và báo cáo kết quả thực hiện chương trình về UBND tỉnh (qua Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn).
- Xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Chương trình tại địa
phương, kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM, kế hoạch giám
sát để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo các Phòng, Trạm chuyên môn, UBND các
xã, thị trấn triển khai các nội dung của
chương trình trên địa bàn theo quy định.
Trên cơ sở Kế hoạch triển khai, thực hiện “Chương trình quốc
gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng gia súc trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020’’
các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
cụ thể và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong quá trình triển khai,
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
xem xét, giải quyết./.