Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 135/KH-UBND thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng cuối năm 2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 135/KH-UBND
Ngày ban hành 08/08/2024
Ngày có hiệu lực 08/08/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ô Pích
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 08 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 tỉnh Bắc Giang và Văn bản số 169-TB/BCSĐ ngày 14/7/2024 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh. Để đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong các tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Làm cơ sở để các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn các tháng cuối năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế trong điều kiện khó khăn hiện nay; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn được giao năm 2024 (tại Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh), thông qua đó góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2024.

- Phát huy vai trò nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 07/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Kế hoạch số 685/KH-UBND ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025 là phát triển nền nông nghiệp theo hướng “Nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn”.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp các tháng cuối năm để đảm bảo năm 2024 toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng dương. Trong đó, tập trung, tích cực khai thác các sản phẩm nông, lâm, thủy sản còn dư địa tăng trưởng; hỗ trợ, hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ tốt cây trồng vụ mùa và cây ăn quả như: cây lúa, rau màu, bưởi, cam; đặc biệt cần có giải pháp để duy trì và mở rộng đàn lợn, đàn gà; thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi; nâng cao năng lực dự báo, ngăn ngừa tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp và tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án, chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được ban hành; huy động lồng ghép tối đa các nguồn lực hỗ trợ sản xuất tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2024 tại Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh, Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2024 tỉnh Bắc Giang và Kết luận số 304-KL/TU ngày 18/7/2024 của Tỉnh ủy Bắc Giang về một số nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung thực hiện từ nay đến hết năm 2024 và thời gian tiếp theo, trong đó phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng dương. Nông nghiệp phát triển nhanh, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi hường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu năm 2024, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khoảng 0,15%/năm.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm 2024 (theo giá so sánh 2010) đạt 22.874,2 tỷ đồng, tăng 34,5 tỷ đồng so với năm 2023, trong đó:

+ Lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động dịch vụ đạt 20.054,4 tỷ đồng.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ đạt 1.310,8 tỷ đồng.

+ Khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 1.509.001 tỷ đồng.

- Tập trung cao cho công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển đàn vật nuôi, trong đó chú trọng phát triển tăng đàn lợn, đàn gà để phục vụ thực phẩm dịp cuối năm; tập trung chăm sóc, bảo vệ và khai thác sử dụng rừng hiệu quả, phấn đấu cuối năm khai thác 1,0 triệu m3 gỗ; đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu có tối thiểu 85 sản phẩm mới được công nhận OCOP, đến cuối năm 2024 luỹ kế tối thiểu có 350 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, xây dựng, phát triển thêm ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao; đảm bảo công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ Mùa, thực hiện tốt công tác PCTT và TKCN.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung chỉ đạo phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng cuối năm 2024

1.1. Về Trồng trọt:

a) Nhiệm vụ: Phấn đấu hoàn thành giá trị sản xuất Trồng trọt các tháng cuối năm 2024 (theo giá so sánh 2010) đạt 4.383,2 tỷ đồng, cả năm 2024 đạt 8.838,2 tỷ đồng. Chỉ đạo hoàn thành sản lượng các cây trồng vụ Mùa, trong đó: sản lượng thóc đạt 293.457 tấn, trong đó: 144.760 tấn thóc lúa chất lượng, tăng 6.590 tấn so với KH, sản lượng cả năm 2024 đạt 557.550 tấn, tăng 3.028 tấn so với KH; sản lượng ngô đạt 12.030 tấn, cả năm đạt sản lượng 45.184 tấn; sản lượng lạc 3.340 tấn, cả năm đạt sản lượng đạt 19.662 tấn; sản lượng rau các loại 134.600 tấn, cả năm sản lượng đạt 482.499 tấn; sản lượng cam đạt 30.500 tấn; sản lượng bưởi đạt 45.584 tấn; sản lượng na đạt 16.000 tấn; sản lượng nhãn đạt 20.000 tấn; sản lượng ổi đạt 7.188 tấn...

b) Giải pháp:

- Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Mùa 2024 đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; trong đó đẩy mạnh trồng xen canh, gối vụ đối với nhóm cây rau màu, cây ngắn ngày nhằm nâng cao diện tích, sản lượng nông sản. Phấn đấu năng suất lúa vụ Mùa đạt 57,2 tạ/ha; diện tích rau vụ Mùa tăng 450 ha so vụ Mùa năm 2023, sản lượng cả năm 2024 ước tăng 3,5% so năm 2023; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây rau màu, cây dược liệu, hoa cây cảnh... có hiệu quả kinh tế cao hơn; định hướng chuyển đổi thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với nhu cầu thị trường và gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch;

- Tập trung cao cho công tác chỉ đạo, thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại hên các đối tượng cây trồng có thời gian thu hoạch trong các tháng cuối năm như: Rau các loại, na, cam, bưởi, ổi... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm để bù vào sản lượng các cây hồng khác bị giảm; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật, sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Triển khai thực hiện sản xuất vụ Đông năm 2024 đảm bảo kế hoạch và khung thời vụ, dự kiến xây dựng Kế hoạch sản xuất vụ Đông khoảng 22.000 ha, trong đó: Cây ngô diện tích 4.700 ha, sản lượng 19.270 tấn; Cây lạc diện tích 900 ha, sản lượng 2.280 tấn; Cây Khoai lang diện tích 1.800 ha, sản lượng 21.420 tấn; Rau các loại (tính cả khoai tây) 13.500 ha, sản lượng 233.400 tấn... Nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi. Khuyến khích các hình thức tích tụ ruộng đất, sản xuất thành vùng tập trung với quy mô lớn có hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ góp phần nâng cao giá trị sản xuất.

[...]