Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn II (2016-2020)

Số hiệu 131/KH-UBND
Ngày ban hành 08/09/2016
Ngày có hiệu lực 08/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN II (2016 - 2020)

Thực hiện Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phvề phê duyệt Đán trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2547/TTr-SLĐTBXH ngày 22/8/2016; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện Đán trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn II (2016-2020) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, nhằm trợ giúp và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được phục hồi chức năng, được trợ giúp vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí chuyển thành tâm thần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; hình thành hệ thống trợ giúp xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

2. Yêu cầu

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội về bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí và công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật, rà soát người rối nhiễu tâm trí, người bị rối loạn tâm thần, tập huấn, kiểm tra, tổng hp số liệu báo cáo.

- Nâng cấp, xây mới, mở rộng quy mô hoạt động của các trung tâm bảo trợ xã hội, huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc phát triển hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo nhu cầu của đối tượng.

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần; cung cấp cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- 90% người tâm thn mãn tính và người tâm thn có hành vi nguy him được cơ quan y tế chuyên khoa chữa tr, phục hồi chức năng thường xuyên và luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

- 100% người tâm thần lang thang không nơi nương tựa được đưa vào điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

- 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị bệnh tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sdụng các dịch vụ công tác xã hội khác.

- 100% gia đình có người tâm thần, 80% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ bị bệnh tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

- Phát triển đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhất là các xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.

- Tổ chức tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng luân phiên từ 800 - 1.000 người tâm thần mãn tính nhiều năm, người tâm thần có hành vi nguy hiểm tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội.

2. Nhiệm vụ

2.1. Tổ chức các hoạt động truyền thông

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan phi hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Thanh Hóa; Báo Lao động - Xã hội; Sở Y tế.

c) Nội dung hoạt động:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội, cán bộ y tế cơ sở để tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội về bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; về các dịch vụ trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần; vai trò vị trí, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội, hoạt động phục hồi chức năng cho người tâm thần tại y tế cấp xã, tại cơ sở bảo trợ xã hội. Chú trọng tuyên truyn nâng cao nhận thức cán bộ, nhân viên các cấp, các ngành (Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo...) và định hướng cho người dân tự giác, chủ động trợ giúp người tâm thần, không phân biệt, kỳ thị đối với người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Trong đó đặc biệt chú trọng việc phát hiện, can thiệp sớm, kịp thời đối với những người bị ri nhiễu tâm trí, tránh chuyển biến nặng thành bệnh tâm thần.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

[...]