Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2016
Ngày có hiệu lực 28/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Thị Lĩnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.

Thực hiện Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (Gọi tắt là Đề án 1215); Quyết định số 1615/QĐ-LĐTBXH ngày 24/11/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thn, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1215 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG.

Tiếp tục huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội vào các hoạt động trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo tinh thần Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020.

- Toàn tỉnh có 100% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được chăm sóc và phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội;

- Phấn đấu 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;

- Phấn đấu 90% xã, phường, thị trấn có các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện.

- Hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội và quản lý trường hợp tại cộng đồng.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản có liên quan đến mở rộng quy mô nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có đối tượng người tâm thần theo diện tự nguyện tại các cơ sở bảo trợ xã hội: Về mức thu phí tự nguyện, quy trình tiếp nhận, trợ giúp chăm sóc đối tượng...

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho đối tượng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân (Đặc biệt là những gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí) đối với công tác bảo trợ, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng thông qua các kênh thông tin như Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình.

- Tổ chức các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm các tỉnh, thành phố; Xây dựng sổ tay hướng dẫn các hoạt động công tác xã hội cho cán bộ và nhân viên trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa và chăm sóc cho hộ gia đình người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.

- Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh về tâm thần, rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục.

3. Điều tra, rà soát, xác định nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu được trợ giúp của đối tượng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, phục vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng và các nội dung trợ giúp khác trong khuôn khổ Đề án của Trung ương và Kế hoạch của tỉnh.

4. Đầu tư phát triển cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng tâm thần.

- Tiếp tục mở rộng, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần để đáp ứng việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần theo hướng nuôi dưỡng, tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại gia đình, cộng đồng cho đối tượng.

- Mở rộng chăm sóc và điều trị đối với đối tượng điều trị tự nguyện.

- Phấn đấu nâng quy mô chăm sóc, điều trị tại các cơ sở chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần, đạt từ 300 đến 500 đối tượng/năm.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 1.500 lượt cán bộ, nhân viên và cộng tác viên cấp huyện, xã trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần (Khoảng 300 cán bộ/năm);

- Tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần cho khoảng 3.000 gia đình đối tượng (Khoảng 400-500 gia đình/năm).

[...]