Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và Số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

Số hiệu 125/KH-UBND
Ngày ban hành 13/04/2022
Ngày có hiệu lực 13/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 01/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 -2030;

Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và Số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa; thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các di sản mang giá trị tiêu biểu quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và hệ tri thức Việt số hóa; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực di sản văn hóa nhằm phục vụ công tác quản lý và tuyên truyền dữ liệu số đến khách tham quan theo xu thế hội nhập.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương phối hợp chặt chẽ xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và Số hóa di sản văn hóa.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

Triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa và các Đề án, Chương trình của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại; từng bước khôi phục các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về di sản văn hóa đồng bộ với quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản văn hóa.

Khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên tự nhiên trong các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển du lịch, đảm bảo không làm tổn hại đến cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phát triển các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh,...

Gắn phát triển kinh tế với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Công tác lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:

Triển khai lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã xếp hạng theo Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ và phù hợp với quy định pháp luật.

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.

2.2. Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đã xếp hạng:

Đầu tư, tôn tạo, tu bổ chống xuống cấp các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh nhằm chống xuống cấp (dự kiến: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 07 di tích cấp quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh). Tiến hành khảo sát, tổ chức khai quật khảo cổ di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp để phục vụ xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh di sản văn hóa thế giới.

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố.

[...]