Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 54/KH-UBND
Ngày ban hành 23/02/2023
Ngày có hiệu lực 23/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Sơn La, ngày 23 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030;

Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 71/2022/TT-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Công văn số 3380/BVHTTDL-DSVH ngày 08/9/2022 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc chương trình bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 và chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030;

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 -2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin số hóa thành một hoạt động thường xuyên có tính chuyên nghiệp, nhằm bảo quản các hồ sơ, tư liệu, hiện vật; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh và các di tích trên địa bàn tỉnh (di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh và di tích có trong danh mục), di sản văn hóa trong danh mục kiểm kê; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh.

- Triển khai có hiệu quả chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030; tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 gắn với chương trình số hóa di sản văn hóa với quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, lĩnh vực, địa phương giai đoạn 2023-2030.

- Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện; tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

II. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa, đảm bảo đáp ứng hiệu quả dịch vụ xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% các di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia được số hóa và ứng dụng trên nền tảng số.

- 100% các hồ sơ, tư liệu, hiện vật; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh và các di tích trên địa bàn tỉnh (di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh) được số hóa và ứng dụng trên nền tảng số.

- 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

III. NHIỆM VỤ

1. Thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật

- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin để kết nối liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh với kho dữ liệu quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục phụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

- Xây dựng danh mục ưu tiên các di sản cần số hóa; cập nhật thường xuyên danh mục này để đảm bảo hiệu quả về đầu tư và đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số.

- Nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển và cùng khai thác hệ sinh thái số về di sản văn hóa; khuyến khích việc tài trợ và đóng góp, ủng hộ vật chất cũng như các điều kiện khác thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

2. Xây dựng nền tảng kỹ thuật số và thực hiện các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ