Kế hoạch 6754/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030

Số hiệu 6754/KH-UBND
Ngày ban hành 26/12/2023
Ngày có hiệu lực 26/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Lộc Hà
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6754/KH-UBND

Bình Dương, ngày 26 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY BỀN VỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa; thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình có giá trị tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng văn hóa và con người Bình Dương nghĩa tình, năng động, sáng tạo vì sự phát triển bền vững.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, liên thông dữ liệu số quốc gia trong lĩnh vực di sản văn hóa nhằm phục vụ công tác quản lý và tuyên truyền dữ liệu di sản số đến khách tham quan theo xu thế hội nhập.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương phối hợp chặt chẽ xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và Số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030. Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nghiệp vụ chuyên ngành trên lĩnh vực di sản văn hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đáp ứng hiệu quả yêu cầu công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và số hóa di sản văn hóa; bảo đảm tích hợp được vào hệ thống Trung tâm giám sát và điều hành thông minh (IOC) Bình Dương, khung kiến trúc cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa Việt Nam, Hệ tri thức Việt số hóa và Chính phủ điện tử. Gắn thực hiện Chương trình số hóa di sản văn hóa với quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, lĩnh vực và của địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

- Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa và các Đề án, Chương trình của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và số hóa di sản văn hóa. Triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại; từng bước khôi phục các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng.

- Khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên tự nhiên trong các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển du lịch, đảm bảo không làm tổn hại đến cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phát triển các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh,...

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả cung cấp dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

- Thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý trong các lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền, tư liệu hóa...). Tư liệu hóa, số hóa phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; phát triển các phần mềm ứng dụng, sử dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại di tích, bảo tàng, điểm tham quan, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng nền tảng kỹ thuật số, dữ liệu số về di sản văn hóa; phấn đấu số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số 100% các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; bảo vật quốc gia; di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh; các hiện vật, nhóm hiện vật tại bảo tàng và các di tích được xếp hạng; trong đó, ưu tiên số hóa các di sản theo nhu cầu sử dụng của xã hội.

- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa tại bảo tàng và di tích nhằm thực hiện tốt việc phối hợp tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh; tích cực tham gia các liên hoan, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, các cuộc thi sáng tác, triển lãm về di sản văn hóa; xây dựng các ấn phẩm khoa học chuyên môn, quà lưu niệm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa đến với công chúng.

2. Giải pháp

2.1. Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa

a) Công tác lập quy hoạch và tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đã xếp hạng

- Thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đô thị hóa và cách mạng công nghệ 4.0. Trên cơ sở sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, chuyển thành kế hoạch triển khai thực hiện: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

- Triển khai lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã xếp hạng theo Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ. Đầu tư tôn tạo, tu bổ chống xuống cấp các di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh.

b) Nâng cấp hệ thống bảo tàng và nhà trưng bày tại các di tích

Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin cho bảo tàng và các di tích; trong đó, bao gồm nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày tại Bảo tàng tỉnh; chỉnh trang nội dung phòng trưng bày di tích Nhà tù Phú Lợi; xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bảo tàng gốm sứ và Bảo tàng sơn mài; tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh; chỉnh trang hệ thống phòng trưng bày tại một số di tích đã xếp hạng đáp ứng yêu cầu bảo quản và trưng bày phục vụ du khách và Nhân dân.

c) Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu

- Nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa có giá trị văn hóa truyền thống, có nguy cơ mai một, thất truyền để ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh. Lựa chọn và lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, điển hình của tỉnh để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025.

- Tổ chức các lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; hỗ trợ các nghệ nhân trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống tiêu biểu để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch. Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

2.2. Chương trình số hóa di sản văn hóa

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ