Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030

Số hiệu 123/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2021
Ngày có hiệu lực 17/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 17 tháng 06 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2030

Để triển khai thực hiện Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang, về phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án); UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chính, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Đề án, trên cơ sở các nguồn lực phát triển nuôi biển của tỉnh trong mối liên hệ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo, gắn với triển khai thực hiện các quy định liên quan trong lĩnh vực nuôi biển của Luật Thủy sản năm 2017.

- Khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi biển hợp lý, phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản trên cơ sở cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững; từng bước giảm dần số lượng tàu, sản lượng khai thác để chuyển sang nuôi biển, giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ; tăng quy mô, năng suất, sản lượng nuôi biển, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng cư dân ven biển.

- Hoạt động nuôi biển sẽ tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng vùng biển đảo, góp phần làm đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh.

- Bố trí, sắp xếp nuôi lồng bè và nhuyễn thể một cách an toàn, khoa học; phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, đồng thời đảm bảo hài hòa với quy hoạch du lịch, giao thông đường thủy; phù hợp với cảnh quan gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm phát triển bền vững nghề nuôi biển, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân trong vùng.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan, chính quyền địa phương để có sự phối hợp đồng bộ trong tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án đã đề ra.

- Các nội dung Kế hoạch phải đảm bảo bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, ni dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và đnh hướng phát triển tại địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại; đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo; góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025.

- Số lượng lồng nuôi biển là 7.500 lồng, trong đó nuôi cá lồng truyền thống là 4.700 lồng; nuôi cá lồng công nghệ cao (CNC) là 1.900 lồng; nuôi thủy sản khác là 900 lồng.

- Diện tích mặt nước nuôi lồng là 7.000 ha (nuôi trai ngọc 100 ha); thể tích nuôi lồng là 2.984 nghìn m3. Diện tích nuôi nhuyễn thể là 25.500 ha.

- Sản lượng nuôi biển đạt 113.720 tấn, trong đó nuôi lồng bè là 29.870 tấn, nuôi nhuyễn thể là 83.850 tấn; sản lượng ngọc trai đạt 260.000 viên.

- Giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 7.546 tỷ đồng; giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 5.163 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 là 24,2%/năm.

- Thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển là 18.510 người.

2.2. Đến năm 2030.

- Số lượng lồng nuôi biển là 14.000 lồng; trong đó nuôi cá lồng truyền thống là 5.300 lồng, nuôi cá lồng CNC là 6.600 lồng và nuôi thủy sản khác là 2.100 lồng,

- Diện tích mặt nước nuôi lồng là 16.000 ha (nuôi trai ngọc 200 ha); thể tích nuôi lồng là 9.310 nghìn m3. Diện tích nuôi nhuyễn thể là 26.900 ha;

- Sản lượng nuôi biển đạt 207.180 tấn; trong đó nuôi lồng bè là 105.720 tấn, nuôi nhuyễn thể là 101.460 tấn; sản lượng ngọc trai đạt 520.000 viên;

- Giá trị sản xuất (giá HH) đạt 19.487 tỷ đồng; giá trị sản xuất (giá SS 2010) đạt 15.295 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 24,3%/năm.

- Thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển là 47.680 người.

[...]