Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2017 phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

Số hiệu 123/KH-UBND
Ngày ban hành 21/08/2017
Ngày có hiệu lực 21/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 21 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích

- Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng (linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa, cao su và linh kiện phụ tùng điện, điện tử); lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày (nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày); lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; từng bước mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt chuẩn cung ứng cho thị trường trong nước và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành công nghiệp hỗ trợ đạt ổn định 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

2. Yêu cầu

Phù hợp với mục tiêu, định hướng, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP; Quyết định số 68/QĐ-TTg và Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Đơn vị tổ chức triển khai

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực mình quản lý; được tiếp nhận kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch này và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Đơn vị thụ hưởng

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua

Trong thời gian qua ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương thông qua các chính sách, cơ chế ưu đãi mạnh mẽ, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Hiện nay, trên địa bàn đã xuất hiện một số nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu như: Cơ khí chế tạo, sản xuất bao bì, sản xuất linh kiện điện tử, gỗ MDF, da giày. Cụ thể:

- Ngành cơ khí chế tạo: Chủ yếu là sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, thuyền (vỏ lãi, xuồng, tàu, canô cao tốc, bồn nước các loại, chi tiết máy đánh bắt thủy sản, chân vịt, máy ép chân vịt, ép tôn, trục tiến tới hộp số); sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, thương mại (phụ tùng máy Kubota, bi nghiền clinker, băng chuyền, lắp ráp máy gặt đập liên hp; thiết bị đong đếm và bơm xăng dầu). Các sản phẩm sản xuất còn thủ công nhiều, hàm lượng công nghệ chưa cao.

- Ngành sản xuất bao bì: Đã và đang có những phát triển nhất định, phục vụ cho các ngành công nghiệp chính, là thế mạnh của tỉnh như: Công nghiệp chế biến nông, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Các sản phẩm này là: Bao bì PP, PE, PVC, HDPE, bao xi măng... Ngoài ra còn một lượng khá lớn bao bì phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là ngành du lịch (chai, lọ đựng nước mắm; túi, hộp đựng các sản phẩm thủ công truyền thống v.v...). Các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ này có nhiều tiềm năng đphát triển.

- Ngành sản xuất linh kiện điện tử: Đã thu hút được 01 dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp ngành điện tử, tin học. Chủ yếu là sản xuất thiết bị tai nghe các loại, đây là đơn vị FDI chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho các tập đoàn sản xuất di động lớn trên thế giới. Tuy nhiên sản lượng sản xuất không lớn và đã giải thể, ngừng hoạt động do không có đơn đặt hàng.

- Ngành sản xuất g MDF: Đã thu hút được 01 dự án sản xuất gMDF, công suất 75.000m3/năm. Nhà máy hoạt động theo công nghệ ép liên tục, một công nghệ tiên tiến trên thế giới về sản xuất ván MDF từ nguyên liệu là gỗ tràm nước. Sản phẩm chính của nhà máy là ván MDF, HDF, LDF, HMR đáp ứng được nhu cầu đa dạng của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài nước.

- Ngành da giày: Đã thu hút được 01 dự án sản xuất da giày công suất 6,42 triệu đôi/năm, chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU. Nhằm đón đầu các cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đang đàm phán. Hiện nay dự án đang thực hiện mở rộng công suất thiết kế sản phẩm, nâng công suất của các ngành phụ trợ như sản xuất đế, phom, khuôn, in, ép...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Kiên Giang cũng còn một số mặt hạn chế như: Sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trọng yếu của tỉnh còn nhỏ lẻ và chưa phát triển; các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa định hình rõ nét; slượng cơ sở công nghiệp hỗ trợ còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh; các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ nên năng lực vốn, công nghệ và phạm vi thị trường còn rất hạn chế, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển; giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn thấp...

Nguyên nhân là do quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng đang gặp phải nhiều rào cản về công nghệ và chi phí, thị trường kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, chính sách hỗ trợ, chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật; năng lực cung cấp của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh còn rất hạn chế và chưa liên kết được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cung cấp nguyên liệu linh kiện phụ tùng; nguồn vốn đầu tư chưa tập trung hướng vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhất là về công nghệ để tạo ra hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của tỉnh phát triển; các sản phẩm công nghiệp chính của tỉnh hầu hết sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu hoặc phải mua từ các doanh nghiệp khác trong nước do các sản phẩm trong tỉnh chưa cung cấp được hoặc chỉ có khả năng cung cấp các chi tiết có yêu cầu kỹ thuật thấp.

2. Các nhiệm vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung triển khai các hoạt động về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Kết nối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho các đơn vị sản xuất công nghiệp ở trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các ngành công nghiệp hỗ trợ. Bao gồm các hoạt động: Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật; tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư; tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội chợ triển lãm để trưng bày các sản phẩm; hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

b) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống về quản lý chất lượng sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phù hợp với yêu cầu quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

[...]