Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 24/05/2022
Ngày có hiệu lực 24/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Võ Văn Cảnh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 24 tháng 05 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Triển khai Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025 và phân công tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ).

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức và hành vi của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

- Huy động mọi nguồn lực xã hội để đảm bảo các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông vận tải công cộng; nâng cao năng lực, trình độ của lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của Chính phủ và phù hợp với thực tiễn địa phương; xác định các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ đề ra.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của sở, ban, ngành, địa phương; phát huy tinh thần trách nhiệm và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo; quá trình thực hiện phát huy đồng bộ có hiệu quả các giải pháp để bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (nếu có).

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Bám sát nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương để triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh; lồng ghép mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông vào các đề án quy hoạch, chương trình phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

2. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với công tác bảo trì, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng gi ao thông; chú trọng tổ chức giao thông để bảo đảm an toàn giao thông. Tiếp tục rà soát, khắc phục kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ , trật tự đô thị, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của các hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường.

3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tới mọi đối tượng tham gia giao thông, chú trọng tuyên truyền tới đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

4. Tăng cường các biện pháp nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và quản lý chặt giá cước trong hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tập trung xử lý các hành vi vi phạm người điều khiển phương tiện có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông; vi phạm về quản lý lòng đường, hè phố, hành lang an toàn đường bộ; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, an toàn kỹ thuật phương tiện.

6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, thanh tra, tuần tra, kiểm soát. Tiếp tục đôn đốc các đơn vị triển khai làm điểm về xây dựng “Văn hóa giao thông”, “Kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ” để tìm ra cách làm, phương pháp triển khai tốt, hiệu quả nhân rộng trong những năm tiếp theo.

8. Tổ chức các biện pháp cứu hộ cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có sự cố tai nạn xảy ra trên đường bộ, đường thủy nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản và ùn tắc giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Tăng cường kiểm tra kết quả đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các sở, ngành, các địa phương để chỉ rõ địa bàn, tổ chức, cá nhân làm tốt, chưa tốt; phấn đấu giảm tai nạn giao thông, giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2020.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Ban An toàn giao thông tỉnh là cơ quan giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại kế hoạch này vào nội dung Kế hoạch “Năm An toàn giao thông”.

b) Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giữa Ban An toàn giao thông tỉnh với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm vận động xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội để tạo chuyển biến trong hành vi của người tham gia giao thông.

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”; hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, thân nhân của nạn nhân bị tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

2. Sở Giao thông vận tải

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ