Kế hoạch 114/KH-BCĐ389 năm 2016 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 114/KH-BCĐ389
Ngày ban hành 20/04/2016
Ngày có hiệu lực 20/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-BCĐ389

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN GIẢ, KÉM CHẤT LƯỢNG, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC VÀ CHẤT CẤM DÙNG TRONG CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo kc có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đo 389 tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nhằm chủ động đấu tranh, phòng, chng kịp thời đi với những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là ngăn chặn có hiệu quả hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; góp phần bo vệ nòi giống, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; kim tra, kim soát có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng; mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm để kịp thời răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung; nghiêm cấm hành vi bao che, tiếp tay, nhũng nhiễu, tiêu cực.

- Kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

- Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường sản xuất, kinh doanh; không làm ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhân dân.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 02/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của BCĐ 389 quốc gia về việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.

2. Các s, ban, ngành thành viên BCĐ389 tỉnh; lực lượng chức năng liên quan và các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện việc cấp, quản lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phm màu, cht hỗ trợ chế biến thực phm, thuc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; giải quyết khiếu nại, tcáo và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tăng cường kiểm tra việc thực hiện lấy mẫu khảo nghiệm sử dụng phân bón trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Tổng kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tng hợp số liệu đánh giá từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, xác định những doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Trên cơ sở đó tập trung điều tra, xác minh những hành vi vi phạm để đề xuất hình thức, biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi; phối hợp với các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng này trên các địa bàn tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức, phân biệt hàng thật, hàng giả, những mặt hàng được phép sử dụng, những mặt hàng cấm sử dụng.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền, thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận biết rõ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; công khai các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm và các hoạt động nêu trên.

- Chủ động hoặc phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Công an, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan tiến hành tổng kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bn và chất cm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và các vi phạm khác trên toàn tỉnh; điều tra, phát hiện, công bố, công khai và cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, sản xuất, kinh doanh mới của các tổ chức, cá nhân đối với mặt hàng này. Bắt giữ, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính và bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe người dân và cộng đồng xã hội...

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản... công bố công khai để các tổ chức, cơ quan, mọi người dân biết và giám sát thực hiện.

- Tọa đàm, đối thoại với các tổ chức, cá nhân, người dân sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản, phân phi các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và yêu cầu ký cam kết không cung cấp, phân phối ra thị trường các loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo VSATTP, hàng cấm, vi phạm về đo lường, chất lượng,... nhằm ngăn chặn hàng hóa vi phạm ngay từ khâu sản xuất, phân phối.

- Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm về quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản.

2. Sở Công thương

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cao điểm đấu tranh, phòng chống các hành vi vận chuyển, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm;

- Chỉ đạo Thanh tra Sở, các phòng chức năng, Chi cục Quản lý thị trường chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Hải quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và UBND các huyện, thành ph, thị xã... rà soát, kiểm tra chặt chẽ, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; các cơ sở kinh doanh bán lẻ, cửa hàng, cửa hiệu, các chợ trung tâm, đầu mối... trên địa bàn tỉnh; chú trng những vị trí, tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp... Phát hiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón; các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy - hải sản; Hội bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tỉnh, các cơ quan báo chí truyền thông, UBND cấp huyện trong việc tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân phân biệt được các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng và các vi phạm trong sản xuất, chế biến và bảo quản... của các đối tượng.

3. Công an tỉnh.

- Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc chủ động, phối hợp nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm các nội dung trên và các vi phạm pháp luật khác của tchức, cá nhân, người dân; xác minh các hành vi vi phạm pháp luật, mức độ và hình thức vi phạm để xác định các hình thức xử lý đúng quy định của pháp luật (xử lý vi phạm hành chính, hình sự). Xác lập và tổ chức đấu tranh các chuyên án, tập trung điều tra, làm rõ các vụ việc, các đối tượng, các đường dây, ổ nhóm, các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm với số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng để truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; phối hợp hỗ trợ với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu.

- Phát động và duy trì phong trào toàn dân tham gia tố giác các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm những nội dung nêu trên và những tổ chức, cá nhân bao che, bảo kê, đồng lõa với những vi phạm đó…, đảm bảo vì sự phát triển bền vững của xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

4. Cục Hải quan tỉnh

[...]