Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu | 379/KH-UBND |
Ngày ban hành | 29/02/2016 |
Ngày có hiệu lực | 29/02/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Đức Tuy |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 379/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 02 năm 2016 |
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ Đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về Kế hoạch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trên, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với nhũng nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm trên địa bàn tỉnh, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
- Đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với những hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và lĩnh vực quản lý theo dõi, nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động tổ chức lực lượng, triển khai các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả các hành vi hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân.
- Phát hiện những thiếu sót, chồng chéo, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm để làm căn cứ kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực trên.
- Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường sản xuất, kinh doanh; không làm ảnh hưởng, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các doanh nghiệp.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; gắn nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát với công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật cho thương nhân để nâng cao ý thức chấp hành.
1. Tổ chức kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tổng hợp số liệu đánh giá từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y xác định những doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
2. Trên cơ sở kết quả thực hiện nội dung 1, tập trung điều tra, xác minh những hành vi vi phạm xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép và không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ NGÀNH, CƠ QUAN CHỨC NĂNG
1. Sở Công Thương (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan tăng cường thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo, tổ chức các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón vô cơ trên địa bàn tỉnh; phát hiện và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, cơ quan chức năng điều tra, kết luận, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
- Chỉ đạo, đôn đốc lực lượng Quản lý thị trường, các phòng chức năng thuộc Sở nghiêm chỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản trên địa bàn.
- Phát hiện và phối hợp chặt chẽ các ngành, cơ quan chức năng điều tra, kết luận, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
3. Sở Y tế:
- Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; việc kinh doanh, sử dụng thuốc có chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (salbutamol); chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm (nếu có).
- Phối hợp với các ngành chức năng rà soát, đánh giá những bất cập, chồng chéo và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi.
- Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong điều tra làm rõ nguồn gốc các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi.