Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2013
Ngày có hiệu lực 02/10/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2014 - 2015

Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28/3/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề TTCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2015 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28/3/2009 của UBND tỉnh tập trung khắc phục các khó khăn tồn tại, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ còn lại trong 02 năm 2014-2015. Triển khai thực hiện quy hoạch nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

2. Nâng cao năng lực cho các làng nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN); Tiếp tục cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mẫu mã mới cho các nghề, làng nghề phù hp với nhu cầu thị trường, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao; Phát triển ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề và ngành nghề TTCN phục vụ du lịch.

3. Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lực lượng chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Đào tạo, phát triển nghề gắn với giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 1.500 lao động trong nông nghiệp nông thôn.

4. Đầu tư phát triển hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, làng nghề truyền thống.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển một số nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống theo đúng quy hoạch được phê duyệt:

- Nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề: nón lá Truyền Nam, mây tre đan Trạch Ph, dệt Zèng A Lưới, chế biến hải sản Quảng Công, Quảng Ngạn, bún Vân Cù, hoa giấy Thanh Tiên, đúc đồng, mộc An Bình...

- Nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề về cách tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm làng nghề.

- Tập huấn cải tiến mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề: chế biến dầu tràm Lộc Thủy, dệt Zèng, chế biến thủy hải sản Tân Thành, An Lộc (Quảng Công), khảm xà cừ Địa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, mộc Xước Dũ, chế biến tương măng Phong Mỹ,...

- Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất ở làng nghề: nón lá Mỹ Lam, Mây tre đan Bao La, Thủy Lập, đúc đồng, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích,...

- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Hỗ trợ đầu tư thiết bị thay thế các công đoạn thủ công truyền thống nhằm tăng năng lực sản xuất.

- Đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho các cơ sở sản xuất nghề truyền thống và TTCN gắn với giải quyết việc làm: nghề pháp lam, mộc, dệt zèng, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...

- Xây dựng các phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch cho làng nghề gốm Phước Tích và các cơ sở sản xuất ở các làng nghề có tour du lịch.

- Hỗ trợ cho các DN sản xuất TTCN và xuất khẩu tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước và các nước trong khu vực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

- Công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế; Phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh và cấp quốc gia cho các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Chỉnh trang hoàn thiện một số công trình hạ tầng chủ yếu (đưng giao thông, cấp nước sạch, bãi thu gom rác) và đầu tư hệ thống xử lý môi trường cho các làng nghề.

- Tổng vốn ngân sách đầu tư: 4,6 tỷ đồng (khái toán).

2. Tiếp tục phát triển các nghề, làng nghề sau:

a) Phát triển nghề, làng nghề mây tre đan theo hưng đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu:

- Đầu tư xây dựng điểm dịch vụ làng nghề truyền thống Bao La phục vụ du lịch

- Hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao tay nghề làm mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu phục vụ du lịch và xuất khẩu.

- Tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh và kỹ năng phục vụ du lịch cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề.

- Cải tiến mẫu mã sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua tính đa năng của sản phẩm, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao.

- Xây dựng trang Website cho làng nghề để quảng bá sản phẩm.

[...]