Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015

Số hiệu 661/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/03/2009
Ngày có hiệu lực 28/03/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 661/QĐ- UBND

Huế, ngày 28 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGÀNH NGHỀ TTCN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề TTCN trong nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Văn bản thẩm định số 01/HĐTĐ ngày 20 tháng 2 năm 2009 của Hội đồng thẩm định đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 178/TTr-SCT ngày 04 tháng 3 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Khôi phục, phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn; khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển nghề, làng nghề theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Khôi phục, phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn, phát huy các truyền thống văn hóa của từng địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

- Tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với hoạt động du lịch - dịch vụ.

- Phát triển nghề, làng nghề truyền thống làm động lực, tạo bước đột phá để các địa phương phát triển các ngành nghề TTCN và du nhập thêm nghề mới.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Khôi phục, phát triển nghề và làng nghề một cách bền vững; đa dạng hóa sản xuất theo hướng sản xuất tập trung trong các cụm công nghiệp - TTCN, làng nghề và mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất hợp lý của các hộ gia đình trong làng nghề. Phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất tùy theo lợi thế và đặc thù của từng nghề.

Gắn sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình dịch vụ khác để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng tinh xảo, độc đáo, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

2. Một số mục tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất TTCN chiếm 50 - 60% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh.

- Hằng năm thu hút thêm từ 3.000 - 4.000 lao động mới vào làng nghề. Đến năm 2015, lao động trong các làng nghề chiếm tỷ trọng khoảng 10% so với lao động của toàn tỉnh.

- Từng bước hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý. Đến năm 2015, có ít nhất 1 - 2 doanh nghiệp làm hạt nhân nòng cốt trong mỗi làng nghề.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các làng nghề và các cụm công nghiệp – TTCN. Đến năm 2015, về cơ bản các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được xử lý và khống chế đảm bảo theo quy định.

III. ĐỊNH HƯỚNG KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ TTCN ĐẾN NĂM 2015

1. Ưu tiên tập trung khôi phục và phát triển 5 nhóm nghề và làng nghề truyền thống sau:

a) Nghề và làng nghề đúc đồng ở Huế:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ