Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án 02-ĐA/TU về thực hiện Kết luận 64-KL/TW tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 08/11/2013
Ngày có hiệu lực 08/11/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Đình Cự
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Phú Yên, ngày 08 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỐ 02-ĐA/TU NGÀY 26/9/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 64-KL/TW NGÀY 28/5/2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ

Thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, UBND Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa một số nội dung Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

- Tổ chức Quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức nội dung Đề án số 02-ĐA/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức về Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Kết luận số 64-KL/TW của BCH Trung ương “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.

- Gắn việc thực hiện Kế hoạch này với việc thực hiện Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 24/6/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn vững mạnh, làm cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương đến năm 2015.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị.

- Xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ để kiện toàn sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc rà soát, sắp xếp lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được tiến hành thường xuyên và phải gắn với việc đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý, từ việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phải gắn với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các phòng ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp phải gắn với việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm và đảm bảo chất lượng, số lượng để nâng cao hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Triển khai kịp thời việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cấp Tỉnh theo quy định của Trung ương. Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tính ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; nâng cao tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp; không trùng lắp, không bỏ sót nhiệm vụ; phân định rành mạch giữa quản lý Nhà nước với đơn vị sự nghiệp. Sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo nguyên tắc cùng nhóm nhiệm vụ chỉ có một tổ chức, đơn vị thực hiện, đồng thời phù hợp với các điều kiện về kinh tế của từng địa phương trong Tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh chia nhỏ, phân tán, chồng chéo. Những nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác thực hiện được thì chuyển giao; đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả thấp thì giải thể; đơn vị sự nghiệp có khả năng khai thác nguồn thu thì chuyển sang tự trang trải kinh phí.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy chính Quyền cấp huyện trên cơ sở quy định của Trung ương; rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền Quyết định điều chỉnh, bổ sung về chức năng nhiệm vụ, Quyền hạn, khắc phục những chồng chéo, không rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, giữa UBND cấp xã với các phòng, đơn vị cấp huyện.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai minh bạch thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực theo quy định của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính đã được công bố; kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn kết quả tuân thủ, giải quyết thủ tục hành chính với nội dung đánh giá cán bộ, công chức hàng năm. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách chế độ công vụ, công chức theo lộ trình, bước đi thích hợp và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của Tỉnh. Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mỗi cấp.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn, phát huy tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Quyền hạn theo luật định. Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã, nhất là đối với cán bộ chủ chốt cấp xã. Thực hiện dưới xã, phường, thị trấn là thôn, buôn, khu phố, chủ yếu hoạt động theo hình thức tự quản của cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí từ ngân sách. Khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, buôn, khu phố phù hợp với tình hình của tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả cơ chế phát huy Quyền làm chủ, quyền giám sát của nhân dân đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, công chức, viên chức.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh chủ chốt không phải là người địa phương; Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện ở một số địa phương có điều kiện; Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND cùng cấp. Tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường.

2. Biên chế và nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

a) Về biên chế:

- Triển khai và thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

- Đối với các cơ quan hành chính: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế giao, quản lý và sử dụng biên chế theo hướng giao biên chế phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn, định rõ vị trí, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh công chức.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xã hội hóa dịch vụ công, từng bước giảm chi lương viên chức từ ngân sách Nhà nước; quản lý chặt chẽ số lượng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức: Rà soát, điều chỉnh quy chế làm việc, phân công công tác theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công để bố trí phù hợp; nhằm mục đích tinh gọn biên chế nhưng vẫn đảm bảo thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện chế độ kiêm nhiệm các chức danh phù hợp, thực hiện khoán kinh phí hành chính để giảm biên chế.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương về cán bộ, công chức cấp xã. Khuyến khích kiêm nhiệm các chức danh cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; khoán Quỹ phụ cấp để giảm dần số lượng người hoạt động không chuyên trách gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở Quy hoạch cán bộ, công chức của địa phương, có kế hoạch cụ thể hàng năm để tổ chức sát hạch cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện, cấp tỉnh, khắc phục tình trạng điều động cán bộ, công chức cấp xã lên cấp trên công tác khi chưa được kiểm tra sát hạch đảm bảo điều kiện xét chuyển theo quy định. Tăng cường quyền làm chủ nhân dân gắn với đẩy mạnh thực hiện các hình thức tự quản và xã hội hóa ở cộng đồng dân cư.

b) Nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách chế độ công vụ, công chức của tỉnh Phú Yên (ban hành kèm theo Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 của UBND Tỉnh) nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ