Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 106/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2021
Ngày có hiệu lực 19/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Công văn số 212/LĐTBXH-BĐG ngày 26/01/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng này thông qua nâng cao trách nhiệm, hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Phát triển và tăng cường khả năng đáp ứng của các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố.

Các chỉ tiêu đến năm 2025:

+ Tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ.

+ 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, đơn vị.

Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với thực hiện các chương trình, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị; ưu tiên khu vực miền núi, địa bàn khó khăn, các địa phương, đơn vị, tổ chức có tình trạng bạo lực trên cơ sở giới xảy ra nhiều hoặc có nguy cơ cao (bao gồm cả nhóm có nguy cơ cao gây bạo lực và nhóm đối tượng dbị tn thương do bạo lực).

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Truyền thông vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ban, ngành, đoàn th, các tổ chức và cá nhân trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Tổ chức các hoạt động truyền thông giúp nhận diện về bạo lực trên cơ sở giới, về ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.

- Đa dạng hóa các loại hình, hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng khu vực dân cư; huy động sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, của nam giới, trẻ em trai, thanh thiếu niên nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức và thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm tạo sức mạnh, hiệu ứng lan tỏa rộng khắp.

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức như tọa đàm, hội thảo, tập huấn, đối thoại trên truyền hình, mạng xã hội,... đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

+ Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trong “Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình” (tháng 6 hàng năm), “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm), ngày Quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11 hàng năm) như các chiến dịch truyền thông, hội thi kiến thức, kỹ năng, tranh biện, kết hợp truyền thông trực tiếp, tọa đàm, tư vấn nhóm nhỏ với truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội..., nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người bị bạo lực, người có nguy cơ bị bạo lực; chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng trong đó ưu tiên khu vực miền núi, địa bàn khó khăn, còn tồn tại nhiều định kiến giới, vùng bị dịch bệnh, thiên tai.

+ Xây dựng chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhân bản, sản xuất, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tủ sách pháp luật tại các địa phương, đơn vị nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng, các dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực nói chung, bạo lực trên cơ sở giới nói riêng trên địa bàn đngười dân biết, sử dụng khi có nhu cầu.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, người có ảnh hưởng trong xã hội tham gia vận động, truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; biểu dương, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

2. Duy trì, nhân rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Duy trì, mở rộng các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới:

+ Đối với các mô hình do các cơ quan, đoàn thể triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 được đánh giá là có hiệu quả: Tiếp tục quan tâm hỗ trợ hoạt động và mở rộng phạm vi theo hướng tăng đối tượng tham gia, tăng lợi ích của các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn sàng hỗ trợ các nhóm đối tượng có liên quan khi có nhu cầu được trợ giúp.

+ Đối với các mô hình thí điểm mới: Xây dựng và thực hiện mô hình theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan chủ trì trin khai mô hình.

- Nhân rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại trung tâm dịch vụ công tác xã hội và các cơ sở cung cấp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

[...]