Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2019
Số hiệu | 100/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 19/11/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Nguyễn Hải Anh |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 19 tháng 11 năm 2018 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) NĂM 2018
1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 Sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trong đó: 28 cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử riêng; 02 cơ quan có Trang thông tin điện tử là trang thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang (Ban quản lý khu du lịch sinh thái Na Hang; Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh); 06 cơ quan, đơn vị chưa có Trang thông tin điện tử (Ban quản lý dự án vùng căn cứ cách mạng; Ban Di dân, Tái định cư thủy điện Tuyên Quang; Liên minh Hợp tác xã; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tuyên Quang).
Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử đã bám sát các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương tạo môi trường giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, đưa tin, bài phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; công bố các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh; các thông tin tuyển dụng, đào tạo; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, văn bản đi, đến của các sở, ban, ngành; đăng tải các dịch vụ công trực tuyến; ...
Thông tin được cung cấp lên Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điện tử về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũng như tỉ lệ văn bản trao đổi của cơ quan, đơn vị mình trên Trang thông tin điện tử và Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)
Triển khai thực hiện cung DVCTT mức độ 3 và 4 năm 2017 phục vụ người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ Cổng Dịch vụ hành chính công (http://dichvucong.tuyenquang.gov.vn).
Có 18 sở, ngành; 07 huyện/thành phố; 62 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tính đến hết ngày 31/8/2018 có 735 dịch vụ công mức độ 3 (trong đó: 388 dịch vụ công cấp tỉnh, 271 dịch vụ công cấp huyện, 76 dịch vụ công cấp xã); 52 dịch vụ công mức độ 4.
Từ 01/01/2018 đến 31/8/2018 tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3 là: 11.989 hồ sơ; tiếp nhận, giải quyết trực tiếp (hồ sơ không trực tuyến): 560 hồ sơ. Tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết (hồ sơ trực tuyến) mức độ 4 là: 82 hồ sơ.
Một số các cơ quan, đơn vị sử dụng Hệ thống cung cấp DVCTT của ngành dọc, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Công an tỉnh. Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/8/2018, tiếp nhận và giải quyết 19.741 hồ sơ mức độ 3 và 4 (trong đó, mức độ 3 là 3.212 hồ sơ, mức độ 4 là 16.529 hồ sơ).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích còn hạn chế.
Tích cực tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp và các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về thực hiện cung cấp DVCTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Chương trình phát thanh, truyền hình; các cơ quan báo chí; Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử, … Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các DVCTT.
3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)
Trong năm 2018, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC, như:
- Trang bị, bổ sung máy vi tính, kết nối Internet, máy in, máy photo, máy quét cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC, ...
- 100% các TTHC của các cơ quan nhà nước đã được đưa vào Phần mềm Một cửa điện tử để tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua mạng.
- Triển khai thực hiện và sử dụng hiệu quả Phần mềm Một cửa điện tử để cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, quy định rõ thời gian, mối quan hệ phối hợp trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.
Từ ngày 01/01/2018 đến hết ngày 31/8/2018, tổng số hồ sơ tiếp nhận qua Phần mềm Một cửa điện tử: 12.631 hồ sơ; Tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn: 12.071 hồ sơ (Số hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết).
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
- Hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử (@tuyenquang.gov.vn); tạo lập và cung cấp hòm thư điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Tính đến ngày 31/8/2018, số lượng CBCCVC cấp tỉnh được cấp tài khoản thư điện tử: 6.250/6.270 người, chiếm tỷ lệ 99,68%. Số lượng CBCCVC cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử: 11.037/11.477 người, chiếm tỷ lệ 96,41%. Số lượng CBCCVC cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử: 2.005/2.926 người, chiếm tỷ lệ 67,5%. Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc là 96%.
- Hoàn thiện kết nối, liên thông Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành 4 cấp: Chính phủ, tỉnh, huyện, xã. Tính tới ngày 31/8/2018, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH) từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt 100%, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các Hệ thống QLVBĐH từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt 100%; Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 69%, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 88%.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh, Chứng thư số chuyên dùng đã cấp cho 279 cơ quan nhà nước (42 cơ quan cấp tỉnh, 96 cơ quan cấp huyện, 141 cơ quan cấp xã) và 05 cá nhân. Chữ ký số chuyên dùng đã được tích hợp vào hệ thống Phần mềm QLVBĐH tại các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang bắt đầu sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực sử dụng Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.
- Tỉnh đang triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP - Local Government Service Platform) thuộc Dự án Ứng dụng Công nghệ thông tin đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 19 tháng 11 năm 2018 |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) NĂM 2018
1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 36 Sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố, trong đó: 28 cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử riêng; 02 cơ quan có Trang thông tin điện tử là trang thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang (Ban quản lý khu du lịch sinh thái Na Hang; Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh); 06 cơ quan, đơn vị chưa có Trang thông tin điện tử (Ban quản lý dự án vùng căn cứ cách mạng; Ban Di dân, Tái định cư thủy điện Tuyên Quang; Liên minh Hợp tác xã; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang; Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tuyên Quang).
Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử đã bám sát các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương tạo môi trường giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, đưa tin, bài phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; công bố các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh; các thông tin tuyển dụng, đào tạo; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, văn bản đi, đến của các sở, ban, ngành; đăng tải các dịch vụ công trực tuyến; ...
Thông tin được cung cấp lên Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điện tử về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũng như tỉ lệ văn bản trao đổi của cơ quan, đơn vị mình trên Trang thông tin điện tử và Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)
Triển khai thực hiện cung DVCTT mức độ 3 và 4 năm 2017 phục vụ người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ Cổng Dịch vụ hành chính công (http://dichvucong.tuyenquang.gov.vn).
Có 18 sở, ngành; 07 huyện/thành phố; 62 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tính đến hết ngày 31/8/2018 có 735 dịch vụ công mức độ 3 (trong đó: 388 dịch vụ công cấp tỉnh, 271 dịch vụ công cấp huyện, 76 dịch vụ công cấp xã); 52 dịch vụ công mức độ 4.
Từ 01/01/2018 đến 31/8/2018 tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết (hồ sơ trực tuyến) mức độ 3 là: 11.989 hồ sơ; tiếp nhận, giải quyết trực tiếp (hồ sơ không trực tuyến): 560 hồ sơ. Tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết (hồ sơ trực tuyến) mức độ 4 là: 82 hồ sơ.
Một số các cơ quan, đơn vị sử dụng Hệ thống cung cấp DVCTT của ngành dọc, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Công an tỉnh. Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/8/2018, tiếp nhận và giải quyết 19.741 hồ sơ mức độ 3 và 4 (trong đó, mức độ 3 là 3.212 hồ sơ, mức độ 4 là 16.529 hồ sơ).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí đi lại cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích còn hạn chế.
Tích cực tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp và các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về thực hiện cung cấp DVCTT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Chương trình phát thanh, truyền hình; các cơ quan báo chí; Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử, … Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các DVCTT.
3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)
Trong năm 2018, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC, như:
- Trang bị, bổ sung máy vi tính, kết nối Internet, máy in, máy photo, máy quét cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC, ...
- 100% các TTHC của các cơ quan nhà nước đã được đưa vào Phần mềm Một cửa điện tử để tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua mạng.
- Triển khai thực hiện và sử dụng hiệu quả Phần mềm Một cửa điện tử để cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, quy định rõ thời gian, mối quan hệ phối hợp trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.
Từ ngày 01/01/2018 đến hết ngày 31/8/2018, tổng số hồ sơ tiếp nhận qua Phần mềm Một cửa điện tử: 12.631 hồ sơ; Tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn: 12.071 hồ sơ (Số hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết).
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
- Hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử (@tuyenquang.gov.vn); tạo lập và cung cấp hòm thư điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Tính đến ngày 31/8/2018, số lượng CBCCVC cấp tỉnh được cấp tài khoản thư điện tử: 6.250/6.270 người, chiếm tỷ lệ 99,68%. Số lượng CBCCVC cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử: 11.037/11.477 người, chiếm tỷ lệ 96,41%. Số lượng CBCCVC cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử: 2.005/2.926 người, chiếm tỷ lệ 67,5%. Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc là 96%.
- Hoàn thiện kết nối, liên thông Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành 4 cấp: Chính phủ, tỉnh, huyện, xã. Tính tới ngày 31/8/2018, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH) từ cấp tỉnh đến cấp huyện đạt 100%, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các Hệ thống QLVBĐH từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt 100%; Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 69%, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 88%.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh, Chứng thư số chuyên dùng đã cấp cho 279 cơ quan nhà nước (42 cơ quan cấp tỉnh, 96 cơ quan cấp huyện, 141 cơ quan cấp xã) và 05 cá nhân. Chữ ký số chuyên dùng đã được tích hợp vào hệ thống Phần mềm QLVBĐH tại các cơ quan, đơn vị. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang bắt đầu sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực sử dụng Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.
- Tỉnh đang triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP - Local Government Service Platform) thuộc Dự án Ứng dụng Công nghệ thông tin đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh các chương trình, dự án phát triển và ứng dụng CNTT chung của tỉnh, một số cơ quan, đơn vị đã triển khai thực hiện các nội dung khác, như:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Phần mềm gửi nhận tài liệu và quản lý các cuộc họp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Sở Tài chính tiếp tục triển khai thực hiện Đề án ứng dụng tin học trong quản lý tài chính, ngân sách địa phương giai đoạn 3 (2016-2020); Triển khai Dự án tập huấn chế độ kế toán và chuyển giao hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp, phần mềm kế toán ngân sách và tài chính xã trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Từng bước triển khai, thực hiện Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa chất - khoáng sản phục vụ công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Tiếp tục triển khai Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học trên địa bàn tỉnh, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học.
- Sở Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, các bệnh viện tuyến huyện và các cơ sở y tế trực thuộc, để thực hiện công tác quản lý, khám chữa bệnh; Sử dụng Hệ thống phát số, đăng ký khám chữa bệnh điện tử; Tổ chức thành công các cuộc “Hội chẩn trực tuyến” với bệnh viện tuyến Trung ương.
5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL)
Trong năm 2018, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, ứng dụng các HTTT, CSDL chuyên ngành do các Bộ, ngành trung ương triển khai, như:
- CSDL theo dõi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao; theo dõi tình hình phản ánh của người dân và doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm từ Chính phủ đến tỉnh thành (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).
- CSDL doanh nghiệp; phần mềm (PM) Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; PM quản lý đấu thầu (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
- PM Chi trả trợ cấp ưu đãi người có công (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).
- PM xây dựng hồ sơ địa chính và CSDL đất đai; PM Cấp sổ đỏ (Sở Tài nguyên và Môi trường).
- PM Quyết toán; PM Đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; PM Quản lý ngân sách; HTTT Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); PM CSDL Thu, chi ngân sách và Báo cáo điều hành (Sở Tài chính).
- HTTT, CSDL chuyên ngành, như: PM Công chứng; PM Hộ tịch; PM quảnh lý Lý lịch tư pháp; PM CSDL quốc gia về TTHC; CSDL quốc gia về văn bản pháp luật; Hệ thống Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Sở Tư pháp).
- PM khai thác dữ liệu, như: PM CSDL ngành giáo dục - Đào tạo; PM phổ cập giáo dục - chống mù chữ; PM thống kê trực tuyến; PM trường học kết nối; PM hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; PM thống kê chất lượng giáo dục tiểu học;… tiếp tục sử dụng HTTT kết nối liên thông giữa Sở và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; CSDL về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo).
- PM Quản lý CSDL Đề tài dự án; PM Quản lý thương hiệu tỉnh Tuyên Quang (Sở Khoa học và Công nghệ).
- Hệ thống CSDL quốc gia về Khiếu nại, tố cáo; PM Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng (Thanh tra tỉnh).
- PM quản lý cấp chứng chỉ xây dựng 2009.net (Sở Xây dựng).
- Hệ thống phát số, đăng ký khám chữa bệnh điện tử và các ứng dụng phục vụ công tác quản lý chuyên ngành Y tế (Sở Y tế).
Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị đang triển khai, xây dựng các HTTT và CSDL chuyên ngành, như: Phần mềm CSDL công chứng trên địa bàn tỉnh (Sở Tư pháp); Sở Tài nguyên và Môi trường từng bước xây dựng CSDL Thông tin địa chất - khoáng sản phục vụ công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh và tiếp tục xây dựng CSDL đất đai của ngành.
- Tỉnh đã ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0; Mã định danh các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước để kết nối các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Đảm bảo hoạt động của Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành.
- Triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) thuộc Dự án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
- Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nội bộ các cơ quan nhà nước: Mạng nội bộ (LAN) của các cơ quan, đơn vị; đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung; đảm bảo hạ tầng để thực hiện triển khai ứng dụng chữ ký số vào phần mềm QLVBĐH đang sử dụng tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cho các cán bộ cấp huyện/thành phố và cấp xã tại các huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; Sơn Dương; Yên Sơn; Thành phố Tuyên Quang.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn an toàn, an ninh thông tin cho các cán bộ chuyên trách và phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị và 01 lớp tập huấn An toàn, an ninh tin cho các thành viên Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh.
- Tổ chức 01 Hội nghị tập huấn Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0 và triển khai Luật An ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia các lớp tập huấn do Bộ, ngành, địa phương tổ chức, như: Tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) trong phát triển Chính phủ điện tử; triển khai thu thập số liệu phục vụ xây dựng Báo cáo Vietnam ICT Index 2018; diễn tập ATTT mạng trực tuyến trên hệ thống Wargame 2.0 của diễn đàn WhiteHat.vn; …
Ngoài ra, một số các cơ quan, đơn vị cũng chủ động tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức, như: Sở Tài Nguyên và Môi trường (phần mềm chuyên ngành cho phòng Tài nguyên và Môi trường); Sở Tài chính (kiến thức tin học và triển khai các ứng dụng của ngành tài chính), (PM kế toán hành chính sự nghiệp, PM kế toán ngân sách và tài chính xã cho các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh).
Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành tạo hành lang pháp lý về triển khai thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh, như:
- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0.
- Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 ban hành Mã định danh các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 thành lập Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang.
- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 20/6/2018 triển khai thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2018 - 2022).
- Văn bản số 152/UBND-KGVX ngày 18/01/2018 về việc xây dựng Hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc.
- Văn bản số 215/UBND-KGVX ngày 24/01/2018 về việc nghiên cứu, đề xuất định hướng về CNTT và TT trong xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh.
- Văn bản số 3260/UBND-THCB ngày 22/10/2018 về việc kết nối, liên thông, gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông đang tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, dự kiến ban hành trong quý IV/2018; chỉ đạo tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, dự kiến ban hành trong quý IV/2018.
9. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch năm 2018, Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020
9.1. Kế hoạch năm 2018
Ngày 27/12/2017, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2018. Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh đã triển khai, thực hiện 16/16 nhiệm vụ, dự án (có Phụ lục I kèm theo).
9.2. Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020
Ngày 01/03/2016, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020. Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh đã triển khai, thực hiện 21/25 nhiệm vụ, dự án (có Phụ lục II kèm theo).
10. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử
(có Phụ III kèm theo)
11. Vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như:
- Chưa có các Hệ thống thông tin (HTTT), CSDL lớn làm nền tảng để phát triển Chính quyền điện tử; các hệ thống CSDL đã được xây dựng còn thiếu kết nối, đồng bộ và chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau.
- Việc đầu tư cho các ứng dụng CNTT triển khai còn rời rạc, chưa mang tính tổng thể; thông tin, dữ liệu còn trùng lặp, không đồng nhất do triển khai ứng dụng qua nhiều giai đoạn, ... Hiện trạng kết nối, chia sẻ thông tin trong các ngành với các Bộ, ngành liên quan khác chưa được thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn kinh dành cho việc triển khai các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT hàng năm còn ít, do vậy khi triển khai các dự án theo kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh còn khó khăn.
- Chưa bố trí được nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm để duy trì hoạt động của các hệ thống CNTT.
- Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong việc ứng dụng và phát triển CNTT; chưa gắn việc ứng dụng và phát triển CNTT với thực hiện cải cách hành chính, với thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu, dẫn đến việc tham mưu và thực hiện triển khai các ứng dụng CNTT còn hạn chế.
- Triển khai thực hiện cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp khó khăn, cơ sở vật chất tại các cơ quan còn hạn chế, nhiều thiết bị CNTT đã cũ, tốc độ xử lý chậm; người dân trên địa bàn tỉnh còn hạn chế trong việc sử dụng máy tính để khai thác Internet và các ứng dụng CNTT dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị có cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 nhưng vẫn không có phát sinh hồ sơ trực tuyến; chưa kết nối được Hệ thống Dịch vụ hành chính công của tỉnh với Hệ thống cung cấp DVCTT của các Bộ, ngành (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tư pháp).
- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Ưu tiên bổ sung nguồn kinh phí cho các tỉnh còn nhiều khó khăn như Tuyên Quang để triển khai các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt là triển khai các ứng dụng tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
Sớm ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn cấu trúc dữ liệu phục vụ cho việc kết nối chia sẻ thông tin giữa các HTTT, các CSDL trên toàn quốc.
Sớm ban hành các danh mục điện tử quốc gia và từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể.
- Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các bộ, ngành xác định rõ lộ trình, thời gian triển khai các HTTT, CSDL dùng chung và chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương.
Hàng năm tiếp tục tăng cường tổ chức các khóa học bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về CNTT cho các cán bộ phụ trách CNTT của các địa phương.
- Kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương
Sớm ban hành hướng dẫn các cấu trúc dữ liệu để phục vụ cho việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống.
Sớm cung cấp các danh mục điện tử quốc gia và chuyên ngành.
Khi triển khai các phần mềm dùng chung, cần khảo sát yêu cầu quản lý thực tế, hiện trạng ứng dụng tại từng địa phương để triển khai các giải pháp phù hợp.
Đối với những ứng dụng đã được các địa phương triển khai hiệu quả, đề nghị các ngành thống nhất cho kết nối với Trung ương để vừa đảm bảo yêu cầu quản lý của Trung ương và đảm bảo việc triển khai phần mềm dùng chung thống nhất đáp ứng yêu cầu các địa phương.
II. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2019
- Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; Luật an toàn thông tin;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã được ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011;
- Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Quyết định số 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 các bộ, ngành, địa phương triển khai năm 2017;
- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;
- Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, phiên bản 1.0;
- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 16/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang (khóa XV) Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 01/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020;
- Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 06/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2020;
- Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2018 - 2022);
- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 07/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020;
- Văn bản số 3405/BTTTT-THH ngày 08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2019 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chính sau:
2. Mục tiêu ứng dụng CNTT năm 2019
Trong năm 2019, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hướng tới thực hiện thành công Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 5 năm (2016 - 2020), thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, gắn với quá trình cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố; tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước; tiếp tục thực hiện cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 nhằm tăng tỉ lệ các dịch vụ công (DVC) phát sinh hồ sơ trực tuyến, tỉ lệ hồ sơ DVC được xử lý trực tuyến, … đáp ứng nhu cầu thực tế giúp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trao đổi công việc với các cơ quan nhà nước nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Cụ thể hóa các nhiệm vụ ứng dụng CNTT thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020.
Tiếp tục bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT; xây dựng và hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành tạo nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bí mật nhà nước.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung; tích hợp, kết nối liên thông các HTTT, CSDL, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan, đơn vị trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
Căn cứ mục tiêu đã đề ra, năm 2019 tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018 - 2019; Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 06/6/2017 của UBND tỉnh về triển khai ứng dụng chứng thư số số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 2018 - 2022), … Nội dung của Kế hoạch và các hạng mục, chương trình, dự án CNTT thực hiện trong năm 2019 phù hợp với Kiến trúc Chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã ban hành và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0, cụ thể như sau:
3.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả các ứng dụng dùng chung của tỉnh, như: Hệ thống thư điện tử; Phần mềm QLVBĐH; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến; ... phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP) để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các HTTT trong nội bộ tỉnh. Đồng thời kết nối với hệ thống kết nối quốc gia (NGSP); liên thông các HTTT giữa các Bộ, ngành để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp DVCTT.
- Bảo đảm kết nối liên thông, thông suốt hệ thống Phần mềm QLVBĐH của tỉnh với các cấp để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Nâng cao tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 khi được ban hành.
- Sở Tài chính tiếp tục triển khai thực hiện Đề án ứng dụng tin học trong quản lý tài chính, ngân sách địa phương giai đoạn 3 (2016-2020) theo quyết định số 1777/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Triển khai xây dựng Hệ thống phần mềm CSDL tài chính phục vụ công tác Điều hành và Quyết toán ngân sách.
- Sở Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung: Dự án Xây dựng CSDL thông tin địa chất - khoáng sản phục vụ công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận, truyền thông tin và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tỉnh Tuyên Quang nhằm đáp ứng khả năng tiếp nhận đầy đủ thông tin dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động liên tục do doanh nghiệp và nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh; Số hóa tài liệu, hồ sơ quản lý đất đai phục vụ công tác quản lý và khai thác sử dụng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
- Sở Y tế tiếp tục ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước của ngành; Phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án bệnh viện vệ tinh; Sử dụng HTTT quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm được triển khai toàn quốc, với CSDL tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Y tế.
- Văn phòng UBND tỉnh triển khai xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự.
- Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục sử dụng hiệu quả các ứng dụng, phần mềm CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại đơn vị mình.
3.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tiếp tục duy trì cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, như: đưa tin, bài phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; công bố các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; các thông tin tuyển dụng, đào tạo; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, văn bản đi, đến của các sở, ban, ngành; đăng tải các dịch vụ công trực tuyến; đồng thời quảng bá về con người, tiềm năng và các thế mạnh của tỉnh; …
- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống phần mềm một cửa điện tử; Cổng Dịch vụ hành chính công tỉnh và các nội dung liên quan theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng Cổng Dịch vụ hành chính công tỉnh; đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức độ 3 và 4 tại các cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018 - 2019, để phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…), tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp; tăng số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến đối với các DVC đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; sử dụng hiệu quả phần mềm một cửa điện tử để cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý qua mạng; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị CNTT tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC.
- Số hóa hạ tầng viễn thông thụ động trên bản đồ số nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh theo nội dung Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 ban hành quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Sở Y tế tiếp tục sử dụng Hệ thống phát số, đăng ký khám chữa bệnh điện tử phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương triển khai ứng dụng CNTT trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án bệnh viện vệ tinh.
3.3. Xây dựng, hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang
- Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục sử dụng các CSDL, HTTT như: CSDL Thi đua khen thưởng; HTTT đăng ký doanh nghiệp quốc gia; CSDL HS chức sắc, chức việc tôn giáo; CSDL cơ sở thờ tự tôn giáo; CSDL Tài liệu lưu trữ; CSDL Sở hữu trí tuệ; CSDL đề tài, dự án; CSDL Pháp luật; CSDL Lý tịch tư pháp; CSDL Thủ tục hành chính; CSDL thu - chi ngân sách; CSDL đất đai; CSDL chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường; Hệ thống CSDL quốc gia về Khiếu nại, tố cáo; Sử dụng HTTT quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm; …
- Sở Tư pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện phần mềm CSDL công chứng trên địa bàn tỉnh; Sở Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai: Xây dựng CSDL thông tin quản lý khoáng sản; phát triển, vận hành HTTT đất đai đa quốc gia và hoàn thiện CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh.
- Từng bước triển khai, xây dựng các HTTT, CSDL chuyên ngành, như: Xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự của Văn phòng UBND tỉnh; xây dựng Hệ thống phần mềm CSDL tài chính phục vụ triển khai công tác Điều hành và Quyết toán ngân sách (Sở Tài chính); số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945 - 2011; PM Quản lý người có công và số hóa hồ sơ người có công với cách mạng; xây dựng HTTT dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh.
- Các HTTT, CSDL khi triển khai xây dựng phải bảo đảm nội dung về kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.4. Phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức tuyên truyền công tác ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn an toàn, an ninh thông tin và diễn tập ứng cứu sự cố do Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
3.5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Tiếp tục sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước để kết nối các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đảm bảo hoạt động thông suốt, ổn định cho các cuộc họp truyền hình trực tuyến của tỉnh và Chính phủ.
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nội bộ các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh.
3.6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Đảm bảo an toàn thông tin gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang.
- Các cơ quan, đơn vị tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, phần mềm, hạ tầng ứng dụng CNTT, như: Tiếp tục triển khai các hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh (Hệ thống phát hiện xâm nhập; Hệ thống bảo vệ xâm nhập; Hệ thống tường lửa; Hệ thống ngăn chặn virus; Hệ thống an toàn báo cháy, nổ; …); triển khai hệ thống lưu trữ, an toàn dữ liệu (SAN; NAS; DAS; …)
- Kiện toàn, bố trí cán bộ chuyên trách, phụ trách quản lý về an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố, tấn công mạng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
4.1. Giải pháp môi trường chính sách
- Tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả DVCTT.
4.2. Giải pháp tài chính
- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo khả thi về nguồn lực triển khai; ưu tiên tập trung đầu tư các chương trình, dự án quan trọng, cấp thiết phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Có chính sách thu hút, khuyến khích, tăng cường nguồn lực cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ từ các bộ, ngành trung ương để thực hiện các chương trình, dự án quan trọng, cấp thiết; khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông trong tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng, các dịch vụ CNTT.
- Tăng cường thuê dịch vụ để triển khai ứng dụng CNTT theo các văn bản quy định của nhà nước và pháp luật.
4.3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính
- Tích cực trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước và thực tiễn cuộc sống.
- Gắn việc ứng dụng và phát triển CNTT với việc thực hiện cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2020 tại văn bản số 3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22/8/2017 của Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Nội vụ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Tăng cường gửi/nhận văn bản điện tử liên thông qua phần mềm QLVBĐH tới các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố với Văn phòng UBND tỉnh và từ Văn phòng UBND tỉnh tới Văn phòng Chính phủ.
4.4. Giải pháp tổ chức, triển khai
- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang (trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang) trong công tác chỉ đạo thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các cấp, phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang.
- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT về đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng, giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang đã ban hành.
4.5. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ và các giải pháp khác
- Phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước phải thực hiện nghiêm theo Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang, ban hành kèm theo Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND, ngày 21/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Từng bước nâng cấp, bổ sung thiết bị phần cứng, phần mềm bảo mật tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
- Triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với các HTTT quan trọng, Cổng Thông tin, Trang thông tin điện tử.
- Định kỳ hàng năm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin; xây dựng và diễn tập về đảm bảo an toàn thông tin với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có liên quan.
- Tăng cường hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh, luôn thực hiện giám sát, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các HTTT, chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, kịch bản ứng phó và khắc phục khi xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang, như: Điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), dữ liệu lớn (Bigdata), …
Dự kiến trong năm 2019, tỉnh Tuyên Quang triển khai một số nhiệm vụ, dự án ứng dụng và phát triển CNTT như sau (có Phụ lục IV kèm theo).
6.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch phân bổ kinh phí về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ, theo quy định.
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chương trình, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông; phát triển giao dịch điện tử, chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vào năm kết thúc.
- Xây dựng nền tảng liên kết, tích hợp các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu, đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về CNTT.
- Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Tài chính bố trí vốn cho các chương trình, dự án CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí kinh phí theo hình thức đối tác công tư.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch, dự án đảm bảo đúng tiến độ.
- Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm công qua mạng.
6.3. Sở Tài chính
- Đảm bảo cân đối kinh phí sự nghiệp cho các dự án, hạng mục đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo đủ kinh phí, phù hợp tiến độ. Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện bố trí kinh phí theo hình thức thuê dịch vụ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình ban hành các văn bản, quy định về tài chính phù hợp với đặc thù ứng dụng CNTT, bảo đảm kinh phí thường xuyên cho ứng dụng CNTT.
- Ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
6.4. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình ban hành các văn bản: Quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức về lĩnh vực CNTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sắp xếp, ưu tiên biên chế cán bộ CNTT cho các cơ quan nhà nước.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT các cấp; xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức về CNTT và khai thác thông tin trên Internet cho các cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
6.5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng, phát triển CNTT trong nghiên cứu các đề tài khoa học trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính quyền điện tử của tỉnh.
6.6. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố
- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2019 đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra.
- Người đứng đầu cơ quan, Thủ trưởng các đơn vị quan tâm, quyết liệt chỉ đạo hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đặc biệt gắn việc ứng dụng CNTT với thực hiện cải cách hành chính.
- Chủ động tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang. Phối hợp triển khai và sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT của đơn vị; triển khai đầu tư các hạng mục phù hợp, khoa học, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2019; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số:100/KH-UBND ngày19/11/2018 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Đơn vị chủ trì triển khai |
Lĩnh vực ứng dụng |
Dự án chuyển tiếp hay dự án mới |
Mục tiêu đầu tư |
Quy mô nội dung đầu tư |
Phạm vi đầu tư |
Thời gian triển khai |
Nội dung đầu tư năm 2019 |
Tổng mức đầu tư dự kiến |
Nguồn vốn |
1 |
Dự án Ứng dụng Công nghệ thông tin đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020 |
Sở TTTT |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
|
|
Toàn tỉnh |
2016-2020 |
|
43.000 |
- Nguồn vốn TW - Nguồn vốn địa phương |
2 |
Tiếp tục nâng cấp và thuê phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
VP UBND tỉnh; VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố |
2019 |
Thuê dịch vụ hàng năm |
Tham mưu với UBND tỉnh thuê dịch vụ hàng năm |
|
3 |
Tiếp tục bổ sung, nâng cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và phần mềm một cửa điện tử tại các cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố |
2019 |
Thuê dịch vụ hàng năm |
Tham mưu với UBND tỉnh thuê dịch vụ hàng năm |
|
4 |
Tiếp tục triển khai ứng dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020 |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
VP UBND tỉnh, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. |
2016-2020 |
- Cung cấp chứng thư số cá nhân cho: + Lãnh đạo, Chánh Văn phòng các đơn vị: HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; + Trưởng, phó các phòng ban chuyên môn trực thuộc các huyện, thành phố; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch 141 xã, phường, thị trấn. |
357,440 |
Nguồn vốn địa phương |
5 |
Thuê trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ mới |
|
|
Các sở, ban, ngành, UBND huyện, Thành phố |
2019 |
Thuê dịch vụ hàng năm |
Tham mưu với UBND tỉnh thuê dịch vụ hàng năm |
Nguồn vốn địa phương |
6 |
Tổ chức các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ mới |
|
Các thành viên Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh Tuyên Quang |
|
2019 |
|
500 |
|
7 |
Số hóa hạ tầng viễn thông thụ động trên bản đồ số |
Sở TTTT |
Viễn thông |
Nhiệm vụ mới |
Nâng cao năng lực QLNN để quản lý hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh |
Xây dựng CSDL, phần mềm bản đồ số và tập huấn, chuyên giao công nghệ |
Tên địa bàn tỉnh Tuyên Quang |
2019 |
Xây dựng mới |
700 |
Nguồn vốn địa phương |
8 |
Đề án ứng dụng tin học trong quản lý tài chính, ngân sách địa phương giai đoạn 3 (2016-2020) |
Sở Tài chính |
Tài chính |
Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
2016-2020 |
|
3.987 |
Nguồn vốn địa phương (kinh phí năm 2019: 1.009) |
9 |
Xây dựng Hệ thống phần mềm CSDL tài chính phục vụ triển khai công tác Điều hành và Quyết toán ngân sách |
Sở Tài chính |
Tài chính |
Dự án mới |
Phục vụ công tác quản lý ngân sách các cấp từ tỉnh tới xã |
|
Sở Tài chính |
2019 |
|
8.930 |
Nguồn vốn địa phương |
10 |
Xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự của Văn phòng UBND tỉnh |
Văn phòng UBND tỉnh |
CNTT |
Nhiệm vụ mới |
|
|
Văn phòng UBND tỉnh |
2019 |
|
195 |
Nguồn vốn địa phương |
11 |
Trang bị Hệ điều hành bản quyền; Bổ sung máy vi tính cho cán bộ của Văn phòng UBND tỉnh |
Văn phòng UBND tỉnh |
CNTT |
Nhiệm vụ mới |
|
|
Văn phòng UBND tỉnh |
2019 |
|
240 |
Nguồn vốn địa phương |
12 |
Thuê dịch vụ rà quét lỗ hổng bảo mật |
Văn phòng UBND tỉnh |
CNTT |
Nhiệm vụ mới |
|
|
Văn phòng UBND tỉnh |
2019 |
|
78,804 |
Nguồn vốn địa phương |
13 |
Xây dựng Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Tuyên Quang |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
CNTT |
Dự án đầu tư mới |
XD Hệ thống du lịch thông minh tỉnh TQ hướng tới XD đô thị thông minh |
|
Trên địa bàn tỉnh |
2018-2025 |
|
14.000 |
- Nguồn vốn địa phương. - Nguồn vốn Xã hội hóa. |
14 |
Đề án Số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1945 - 2011 |
Sở Nội vụ |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
XD hệ thống hạ tầng CNTT và TB hiện đại để thực hiện XD CSDL lưu trữ ĐT của tỉnh; QL khai thác TL lưu trữ bằng PM chuyên dụng. |
- XD hệ thống HTKT, thiết bị phục vụ số hóa và lưu trữ TL lịch sử của tỉnh. - Đầu tư PM QL, trang thiết bị phục vụ cập nhật và khai thác tài liệu số hóa. |
Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Tuyên Quang |
2018-2020 |
|
4.633,870 |
Nguồn vốn địa phương |
15 |
Dự án Xây dựng CSDL thông tin địa chất - khoáng sản phục vụ công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang |
Sở TNMT |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
Xây dựng CSDL thông tin quản lý khoáng sản |
|
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang |
2018-2019 |
|
2.203 |
Nguồn vốn địa phương |
16 |
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” |
Sở TNMT |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
Phát triển, vận hành HTTT đất đai đa quốc gia; hoàn thiện CSDL đất đai trên địa bản tỉnh. |
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, CSDL được xây mới trực tiếp trên hệ thống MPLIS từ nguồn vốn của dự án |
Được triển khai thực hiện tại cấp tỉnh và 5 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: TPTQ, Lâm Bình, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên |
2017 - 2022 |
Xây dựng CSDL đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu |
105.012 |
Nguồn vốn Ngân hàng Thế giới |
17 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận, truyền thông tin và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tỉnh Tuyên Quang |
Sở TNMT |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
Đáp ứng khả năng tiếp nhận đầy đủ TT dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động liên tục do DN và nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2018-2019 |
Thực hiện tiếp nhận đầy đủ thông tin dữ liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động liên tục do doanh nghiệp và nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh |
1.500 |
Từ nguồn quỹ BVMT tỉnh Tuyên Quang QĐ số 01/QĐ-HDQLQ ngày 29/3/2017
|
18 |
Số hóa tài liệu, hồ sơ quản lý đất đai |
Sở TN&MT |
CNTT |
Dự án chuyển tiếp |
Lưu trữ, quản lý, khai thác thông tin |
|
|
2019 |
|
90 |
Nguồn vốn địa phương |
19 |
Rà soát, đánh giá và tư vấn giải pháp an toàn, an ninh thông tin cho Cổng thông tin điện tử và Hệ thống thư điện tử tỉnh Tuyên Quang |
Sở TTTT |
CNTT |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|
Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử của tỉnh |
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh |
2019 |
Thuê tư vấn rà soát, đánh giá và tư vấn giải pháp an toàn, an ninh thông tin cho Cổng thông tin điện tử và Hệ thống thư điện tử tỉnh Tuyên Quang |
500 |
Ngân sách địa phương |
20 |
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống; Mua sắm bổ sung thiết bị lưu điện cho máy chủ và các điểm cầu thuộc giai đoạn I của Hệ thống HNTT trực tuyến tỉnh Tuyên Quang |
Sở TTTt |
CNTT |
Nhiệm vụ thường xuyên |
Duy trì hoạt động ổn định, hiệu của của Hệ thống HNTT của tỉnh |
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và Mua sắm bổ sung thiết bị lưu điện cho máy chủ và các điểm cầu thuộc giai đoạn I |
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Tuyên Quang |
2019 |
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và Mua sắm bổ sung thiết bị lưu điện cho máy chủ và các điểm cầu thuộc giai đoạn I |
350 |
Ngân sách địa phương |