Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2011 về dạy nghề giai đoạn 2011 -2015 tỉnh Sóc Trăng

Số hiệu 10/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2011
Ngày có hiệu lực 27/04/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Quách Việt Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 27 tháng 04 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

VỀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 -2015, TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 19 về Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng,

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch 05 năm 2011 - 2015, UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015, gồm các nội dung sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006-2010

A. THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ, KẾT QUẢ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006-2010:

I. Tình hình phát triển mạng lưới dạy nghề:

Toàn tỉnh hiện có 01 Trường Cao đẳng nghề, 10 Trung tâm Dạy nghề cấp huyện (trong đó, Trung tâm Dạy nghề huyện Vĩnh Châu đang hoàn thành hồ sơ nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc, Trung tâm Dạy nghề thành phố Sóc Trăng đang hoàn chỉnh Đề án nâng cấp thành trường Trung cấp nghề), 01 Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh có dạy nghề, 01 Trường trung học chuyên nghiệp, 01 Phân hiệu Trường Trung cấp nghề khu vực đồng bằng sông Cửu Long và 01 Phân hiệu Trường đào tạo Việt Mỹ. Bên cạnh đó còn có các lớp đào tạo nghề ngắn hạn của tổ chức, cá nhân ở các huyện, thành phố.

Nhìn chung, mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh có bước phát triển đa dạng, việc triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa về loại hình, ngành nghề và phương thức đào tạo được đẩy mạnh, bước đầu mang lại kết quả trong việc hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo, huy động nguồn lực từ người học nghề, từ sản xuất và từ xã hội cho đào tạo nghề.

Tuy nhiên, mạng lưới các cơ sở dạy nghề của địa phương phân bổ không đều, chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố Sóc Trăng; các cơ sở dạy nghề tại huyện ít, trong khi đó nhu cầu học nghề cao nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương.

Căn cứ chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và HĐND tỉnh giao, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất tư nhân có dạy nghề tại nơi sản xuất tham gia đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho số lao động có nhu cầu học nghề tại địa phương. Đồng thời, tỉnh cũng liên kết với một số trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề các tỉnh bạn và khu vực phối hợp đào tạo các lớp trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề đối với một số nghề cần thiết phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với hình thức đào tạo liên kết theo từng khóa học, mở lớp học tại địa phương, nơi người học nghề cư trú vừa khắc phục những khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của các trung tâm, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề.

Tuy ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, trong năm 2010, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 25.501 người, đạt 104,08% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2009 vượt 0,75%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 26,83%.

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, lao động, xã hội

Số TT

Chỉ tiêu, mục tiêu

Đơn vị tính

TH 2009

Năm 2010

KH 2011

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Dân số

người

1.292.796

1.305.309

1.323.309

1.323.200

 

 

Trong đó:

người

 

 

 

 

 

 

- Thành thị

người

245.398

248.024

248.024

272.776

 

 

- Nông thôn

người

1.047.398

1.057.365

1.057.365

1.047.666

 

2

Số người trong độ tuổi LĐ

người

805.509

815.427

815.427

878.100

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

- Thành thị

người

148.581

154.931

154.931

194.504

 

 

- Nông thôn

người

656.928

660.496

660.496

683.596

 

3

Số LĐ tham gia HĐ KT

người

688.070

696.537

696.537

712.907

 

3.1

Chia theo khu vực

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động khu vực thành thị

người

165.136

167.029

167.029

173.113

 

 

- Lao động khu vực nông thôn

người

522.934

529.508

529.508

539.974

 

3.2

Chia theo nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp và xây dựng

người

135.756

146.273

146.273

158.215

 

 

- Nông lâm ngư nghiệp

người

396.053

388.668.

388,668

386.075

 

 

- Dịch vụ

người

156.267

161.596

161.596

168.617

 

4

Tỷ lao động qua đào tạo nghề

%

21,41

25

26,83

29

 

2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề, giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu

Năm

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Tỷ lệ (%)

Tăng so với cùng kỳ năm trước (%)

Kế hoạch

Thực hiện

2006

người

6.500

10.463

160,96

47,30

2007

người

22.000

19.956

90,71

90

2008

người

23.000

22.081

96

10,65

2009

người

23.000

25.319

110,08

14,66

2010

người

24.500

25.501

102,04

0,75%

Cộng

74.500

103.320

138,68

 

3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010

Số TT

Năm

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện 2006 - 2010

2006

2007

2008

2009

2010

1

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề

%

11,79

14,68

17,67

21,41

26,83

2

Tương ứng số lao động qua đào tạo nghề

người

78.150

98.087

131.670

157.044

182.544

3

Số lao động được đào tạo mới hàng năm

người

10.463

19.956

20.081

25.374

25.500

 

* Phân theo trình độ đào tạo:

người

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng nghề

người

 

165

403

320

274

 

- Trung cấp nghề

người

930

353

581

411

426

 

- Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng

người

9.533

19.438

21.097

24.643

24.800

4. Tình hình thực hiện dạy nghề cho một số đối tượng đặc thù:

Giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Sóc Trăng được Tổng cục Dạy nghề phân bổ kinh phí hỗ trợ triển khai Dự án “Dạy nghề ngắn hạn cho nông dân, người dân tộc Khmer và người tàn tật” và kinh phí bổ sung thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” là 16,72 tỷ đồng, đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 35.188 người, trong đó:

- Dạy nghề nông dân và thanh niên dân tộc: 35.116 người;

- Dạy nghề cho người tàn tật: 72 người.

Tỷ lệ lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm và tìm được việc làm chiếm trên 70% so với người tham gia học nghề.

Với kết quả trên đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ và tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ