Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 10/01/2022
Ngày có hiệu lực 10/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết số 314/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “một snhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025 và các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, mua bán người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 48/LĐTBXH-PCTNXH ngày 07/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (gọi chung là phòng, chống tệ nạn xã hội) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022, gồm các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đổi mới hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Kiềm chế sự gia tăng, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, làm giảm tác hại của tệ nạn xã hội, góp phần tạo môi trường xã hội lành mạnh, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của Tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Đảm bo 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2022 lồng ghép cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2. Phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất 01 hoạt động truyền thông về phòng, chống tệ nạn xã hội; 25% các địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế được tiếp cận thông tin phòng, chống tệ nạn xã hội; 25% các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tập huấn, tuyên truyền kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội. Hằng tháng có ít nhất 01 bài hoặc tin về công tác phòng, chng tệ nạn xã hội đăng tải trên báo hoặc cng thông tin điện tcủa tỉnh.

2.3. Phấn đấu 50% cán bộ chính quyền các cấp phụ trách lĩnh vực phòng, chng tệ nạn xã hội và trên 45% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết, nhận thức đúng về tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị cai nghiện ma túy; trên 50% cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, phòng, chng mại dâm được đào tạo, tập hun, cập nhật kỹ năng, kiến thức về cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm phù hợp với tình hình mới.

2.4. Cai nghiện ma túy cho 900 lượt người, trong đó cai nghiện tập trung cho 700 lượt người, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 200 lượt người; 100% người lầm lỗi có nhu cầu đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; đào tạo nghề cho 545 người lầm lỗi; giải quyết việc làm cho 615 người lầm lỗi (Chỉ tiêu giao cụ thể cho các địa phương, đơn vị tại Phụ biểu số 01 kèm theo).

2.5. Tiếp tục duy trì hoạt động của các mô hình phòng, chống tệ nạn xã hội: 25 Đội công tác xã hội tình nguyn cấp xã; 06 Điểm tư vấn; 09 Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện; 04 mô hình phòng, chống mại dâm; mô hình "Đấu tranh chng mua bán người và nô lệ thời hiện đại". Xây dựng mới mô hình phòng, ngừa tệ nạn xã hội tại trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Chi tiết tại Phụ biểu 02 kèm theo).

2.6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, rà soát địa bàn, nắm tình hình hoạt động về phòng, chống mại dâm ít nhất 20% cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

2.7. Đảm bảo 100% số người xác định là nạn nhân mua bán người đều được hỗ trợ ban đầu và áp dụng chính sách theo quy định của pháp luật.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

 

 

2. Đẩy mạnh và không ngừng đa dạng hóa nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Tập trung tuyên truyền về: quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh trong phòng, chống tệ nạn xã hội; tác hại của tệ nạn ma túy (đặc biệt là ma túy tổng hợp), tệ nạn mại dâm, nguy cơ, hậu quả của tệ nạn mua bán người; các biện pháp dự phòng, điều trị, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị mua bán. Thực hiện tuyên truyền bằng hình thức trực tiếp, sân khấu hóa, hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng; chú trọng đến công tác dự phòng nghiện ma túy tại nơi công cộng và tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy (tháng 6); Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (ngày 30 tháng 7) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

3. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, nhóm cộng tác viên, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở (cấp huyện, xã, tổ dân, khu phố, các trường học...), thành viên Đội tình nguyện, các nhóm, câu lạc bộ thuộc mô hình phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người sau cai. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

4. Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021 (Luật số 73/2021/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể:

- Hướng dẫn các quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện ma túy bắt buộc và quản lý sau cai nghiện ma túy.

- Rà soát, thống kê, phân loại, cập nhật đầy đủ sliệu về người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người cai nghiện ma túy, người quản lý sau cai nghiện ma túy...

- Chủ động dự báo tình hình, tham mưu đề xuất việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh trong tình hình mới.

5. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tập trung tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh:

- Chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh.

- Tham gia xây dựng hệ thống định mức, giá dịch vụ công; quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công... làm cơ sở để xây dựng, thực hiện phương án đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chtài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời các quy trình, quy chế, quy định về quản lý, chuyên môn cho phù hợp với quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2021, các văn bản liên quan và tình hình thực tiễn; duy trì nghiêm túc chế độ, quy trình điều trị, công khai, minh bạch trong quản lý, chính sách cho đối tượng; chủ động xây dựng phương án, kịch bản xử lý các tình huống đối tượng chống đối, gây rối, bạo loạn, trốn tập thể; lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho đối tượng, đảm bảo 100% đối tượng đđiều kiện có nguyện vọng thì đều được học nghề, giới thiệu việc làm; tăng cường công tác phối hợp, kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị, địa phương.

[...]